Nhờ người khác bầu cử thay có bị xử lý? Trường hợp nào được quyền không tự mình đi bầu cử?

Chủ đề   RSS   
  • #571154 06/05/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Nhờ người khác bầu cử thay có bị xử lý? Trường hợp nào được quyền không tự mình đi bầu cử?

    Bầu cử thay người khác có phạm pháp?

    Bầu cử thay người khác có phạm pháp? - Minh họa

    Kì bầu cử đang được vận động khắp cả nước, tuy nhiên nhiều người vì những lý do khác nhau mà muốn từ chối thực hiện quyền này. Trong trường hợp bạn nhờ người khác đi bầu cử thay mình, hành vi này liệu có phạm pháp hay bị xử lý gì không?

    Quyền bầu cử được quy định tại Điều 27 Hiến pháp 2013 như sau:

    "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định"

    Trước hết, bầu cử là quyền công dân, tức chúng ta hoàn có thể nhận hoặc không nhận quyền này mà không bị ai ép buộc.

    Tuy nhiên, để làm rõ việc nhờ người khác bầu cử có trái quy định pháp luật hay không, ta sẽ tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

    Điều 69 Luật này quy định về Nguyên tắc bỏ phiếu khi bầu cử, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau:

    “1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

    2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.”

    Tiếp đó, khoản 3, khoản 4 Điều luật trên liệt kê các trường hợp sau đây:

    - Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.

    Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

    - Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

    - Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

    Như vậy, trừ những trường hợp kể trên, công dân phải là người trực tiếp đi bầu cử.

    Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, hành vi nhờ người khác (một cách tự nguyện) đi bầu cử thay mình sẽ không bị xử phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả người nhờ và được nhờ. Khi xảy ra trường hợp này, chỉ đơn giản là lá phiếu sẽ không được chấp nhận!

     
    955 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    admin (07/05/2021) ThanhLongLS (06/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận