Mình có đôi lời trao đổi với bạn như sau:
Pháp luật có quy định trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì không phải đăng ký kinh doanh (Nghị định số39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007).
Điều 5.2, 5.3 Nghị định 39 này cũng quy định về phạm vi hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau:
"2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này."
Trong đó, thực phẩm hỗ trợ/thực phẩm chức năng như bạn đang bán thuộc vào nhóm Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao (Nghị định số163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 (đã hết hiệu lực), nay có thể tham khảo tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư số26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012) và thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III, Nghị định số59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006).
Mình cũng không rõ trên thực tế thì việc đáp ứng những điều kiện của chủ thể kinh doanh thực phẩm chức năng này được thực hiện như thế nào, nên để cho những anh/chị/chú/bác... đã có kinh nghiệm giãi bày/trao đổi/tư vấn cụ thể hơn.
--
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hóa/ cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế thì có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế (Thông tư số80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012).
Theo đó, khi khai thuế (Hồ sơ đăng ký thuế đối với cá nhân kinh doanh áp dụng theo Điều 5.3 Thông tư 80) cá nhân này sẽ được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động (Điều 3.3 Thông tư 80), được cấp GCN đăng ký thuế/ "Thẻ mã số thuế cá nhân" (đối với cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân)/ Thông báo mã số thuế (Điều 8 Thông tư 80). Trường hợp cá nhân tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động cũng được quy định cụ thể trong Thông tư 80 này (Điều 14, 19), bạn có thể tham khảo thêm.
--
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế (điển hình như trốn thuế, gian lận thuế...) thì cá nhân vi phạm có thể phải chịu 1 trong các hình thức xử phạt như (tùy theo tính chất, mức độ vi phạm) (Điều 6 Nghị định số98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007):
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền (phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế);
- Phạt bổ sung;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trường hợp phạm tội trốn thuế, thì nghiêm trọng hơn (Điều 161 BLHS), khung cơ bản là trốn từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế/ đã bị kết án về tội này hoặc các tội tại các Điều.... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Như vậy, không dễ gì để có thể kết tội bạn vào tội trốn thuế nhé :D.
--
Mình cũng còn 1 điều chưa tự giải đáp được là hình thức bán hàng qua mạng thì các quy định về thuế "trốn" ở chỗ nào, hệ thống PL VN thật quá ngoắt nghéo, mới đây có tin Thượng viện Mỹ ủng hộ áp thuế bán hàng trực tuyến trên toàn nước Mỹ mà Amazon được đưa ra làm ví dụ điển hình cho việc nộp thuế ở đất nước này; (khi đó, Amazon sẽ tính thêm tiền thuế vào các sản phẩm của mình), không rõ VN thì ra sao, các bạn/anh/chị... nào biết thì giải đáp giúp mình với ?!!
Tóm lại, mình thiết nghĩ, kinh doanh bất kể mặt hàng gì, bạn cũng thử nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể xảy đến là gì? (Chẳng hạn, thực phẩm bạn bán ra mà gây thiệt hại cho người sử dụng thì sao... *phủ phui cái mồm*)
--
Đôi điều trao đổi với bạn, (trao đổi trên tinh thần xây dựng, thiện chí nhé :D).
_Thanks so much_
“Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”
_Albert Einstein_