Sau đây tôi xin được chia sẻ một vài ý kiến về tình huống pháp lý trên như sau:
Việc A tử vong đã làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một số loại quan hệ sau:
Chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa A và B vì khi A và B đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền có nghĩa là pháp luật đã công nhận họ là vợ chồng.
A chết sẽ chấm dứt quan hệ hợp đồng mua bán nhà giữa A và H.
A chết làm chấm dứt quan hệ hợp đồng bảo hiểm với ngân hàng ACB.
A chết làm phát sinh quan hệ thừa kế theo đó thì di sản do A để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu không có di chúc, nếu có di chúc thì chia theo di chúc.
A chết làm phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với những người gây ra thiệt hại.
A chết cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật cuả S, V bao gồm yếu tố lỗi, yếu tố hậu quả...
S và V đã có hành vi vi phạm pháp luật đó là:
S và V đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ Luật Hình Sự hành vi cướp giật tài sản.
Hậu quả của hành vi này đã xâm phạm tới sở hữu tài sản của người khác đồng thời xâm phạm tới tính mạng ngừi khác.
Hành vi của lái xe có vi phạm pháp luật hay không cần xét tới yếu tố lỗi: Nếu X là người có đủ điều kiện điều khiển xe ô tô theo quy định của pháp luật, tuân thủ đầy đủ luật lệ giao thông như đi đúng phần đường, đúng tốc độ cho phép, xe đã được đăng kiểm ... nói chung là không vi phạm những quy định về điều khiển xe cơ giới, và hành vi gây chết người là hành vi không có lỗi thì có thể không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tuy nhiên nếu X vi phạm các quy định về điều khiển xe cơ giới thì X sẽ phải chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình.