Nhìn lại các mốc thời gian quan trọng trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc

Chủ đề   RSS   
  • #430587 12/07/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Nhìn lại các mốc thời gian quan trọng trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc

    Hôm này, ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Đây là một phán quyết có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, trong lúc các yếu tố thách thức những giá trị đích thực của luật pháp quốc tế không ngừng trỗi dậy. Bài viết này có mục đích chính là cùng mọi người nhìn lại các mốc thời gian đầy khó khăn trong 3 năm qua, từ lúc Philippine chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc tại PCA, đến lúc cơ quan này ra phán quyết cuối cùng. 

     

    Mốc thời gian

    Sự kiện 
    Ngày 22/1/2013 Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện Trung Quốc trước Toà Trọng tài về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, căn cứ vào các Điều 286 và 287 Công ước và theo Điều 1 Phụ lục số VII của Công ước (sau đây sẽ gọi tắt là Tòa). Trong Tuyên bố này, Philippines đã đưa ra 13 điểm nội dung yêu cầu Toà Trọng tài xem xét liên quan đến một loạt các vấn đề pháp lý khác nhau trên Biển Đông. Tòa bao gồm 5 trọng tài viên là: Thẩm phán Thomas A. Mensah người Ghana đóng vai trò Chủ tịch của Tòa, Thẩm phán Jean-Pierre Cot người Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan, Giáo sư Alfred H. A. Soons người Hà Lan, và Thẩm phán Rudiger Wolfrum người Đức.
    Ngày 19/2/2013 Trung Quốc gửi Công hàm về “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa”, khẳng định nước này từ chối tham gia vụ kiện và trả lại bản Thông báo của Philippines. Toà Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho Tòa trọng tài trong vụ kiện này. Tòa Trọng tài căn cứ Điều 9 Phụ lục VII UNCLOS khẳng định rằng việc một bên từ chối xuất hiện trước Toà Trọng tài không trở thành rào cản để vụ việc được tiếp tục. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp Bản tranh tụng trước ngày 30/3/2014, trình bày “tất cả các vấn đề”, bao gồm vấn đề khả năng thụ lý các yêu sách của Philippines, thẩm quyền của tòa, và các vấn đề thực chất của vụ tranh chấp. Đồng thời Toà cũng cho phép Trung Quốc với tư cách là bị đơn của vụ kiện đệ trình Bản Phản biện của mình nhằm phản bác lại các lập luận do Philippines chậm nhất là ngày 15/12/2014.
    Ngày 30/3/2014 Philippines đã đệ trình Bản Tranh tụng của mình lên Toà, ngoài các cấu trúc địa lý được nêu trong Bản Khởi kiện ngày 22/01/2013, Philippines đã bổ sung đảo Ba Bình (Itu Aba) trong Bản Tranh tụng của mình. Đài Loan sau đó cũng đã đáp lại bằng việc ra Bản Tuyên bố của mình về yêu sách và quy chế pháp lý của Itu Aba.
    Ngày 05/12/2014 Việt Nam cũng đã đệ trình một bản Tuyên bố lên Tòa. Tuyên bố này đã thể hiện quan điểm của Việt Nam trong đó khẳng định công nhận Toà Trọng tài có thẩm quyền để xét xử vụ việc, yêu cầu Toà cân nhắc đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và nêu rõ quan điểm đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Mục đích của tuyên bố này là nhằm lưu ý Toà về quyền lợi của một nước thứ ba có thể bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Toà. Philippines đã đưa Tuyên bố của Việt Nam vào Phụ lục số 468 trong lập luận bổ sung của nước này.
    Ngày 11/6/2015, 26/6 và 29/6/2015 Malaysia, Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia đã đề nghị tham dự với tư cách quan sát viên và được Tòa chấp nhận. Ngày 07/12/2014, mặc dù khẳng định không tham gia vào vụ kiện, Trung Quốc đã đưa ra “Tuyên bố về Lập trường của Trung Quốc đối với vụ kiện mà Philippines khởi xướng trước Toà Trọng tài”. Nội dung của Bản Tuyên bố Lập trường này là nhằm đưa ra các luận điểm nhằm bác bỏ thẩm quyền của Toà Trọng tài, dựa trên quan điểm chủ đạo rằng bản chất của vụ kiện là về vấn đề chủ quyền đối với một số cấu trúc địa lý trên Biển Đông, không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS; hai nước đã ràng buộc với nhau về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và vấn đề khởi kiện của phía Philippines nằm trong phạm vi Tuyên bố loại trừ tất cả các tranh chấp về phân định biển ra khỏi thẩm quyền bắt buộc của Toà Trọng tài do Trung Quốc đưa ra năm 2006.
    Từ ngày 7 – 14/7/2015 Toà Trọng tài đã tổ chức phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc tại La Haye, Hà Lan. Tòa đã lắng nghe ý kiến và tiến hành đặt câu hỏi về thẩm quyền của Toà Trọng tài cho các thành viên và luật sư của phái đoàn Philippines. Toà Trọng tài cho phép Philippines đến ngày 23/7/2015 để trả lời bằng văn bản các câu hỏi mà Toà đặt ra cho bên nguyên đơn. Đồng thời, Toà Trọng tài cũng quyết định cho phép Trung Quốc đến ngày 27/8/2015 để đưa ra bình luận và ý kiến của mình bằng văn bản đối với các vấn đề đã được trình bày trong Phiên điều trần.
    Ngày 29/10/2015 Tòa đã thông báo chính thức về việc phán quyết cuối cùng sẽ được công bố chính thức vào ngày 12/7/2016. Trên cơ sở 15 yêu sách của Philippines, theo Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý ngày 29/10/2015, Tòa Trọng tài đã tuyên bố họ có thẩm quyền phân xử đối với 7/15 vấn đề (bao gồm các nội dung số 3, 4, 6, 7, 10, 11 và 13). Đối với 8 nội dung còn lại, Tòa chưa ra quyết định về thẩm quyền vì cho rằng cần phải xét đến vấn đề “nội dung”.
    Ngày 12/7/2016

    Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".

    Những điểm chính trong phán quyết từ tòa trọng tài

    - Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông
    - "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
    - Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc
    - Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough
    - Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo
    - Các hành động của Trung Quôc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines

     

     

    Nguồn: Tổng hợp từ internet 

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 12/07/2016 07:27:59 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    4715 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận