Em không đồng ý với anh BT lắm vì những lý do sau:
1. Thứ nhất, nếu nói như anh thì những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản (dưới 500.000) trước khi luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bất lợi hơn khi mà áp dụng tình tiết ở Điều 138 BLHS sửa đổi và Nghị quyết 33/2009/QH. Bởi lẽ, người đã bị xử phạt vì hành vi chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 thì tình tiết đã bị xử phạt hành chính vì hành vi chiếm đoạt sẽ trở thành 1 yếu tố định tội khác. Còn những người trộm cắp có giá trị trên 500.000 đã bị xử lý hình sự về hành vi chiếm đoạt theo quy định tại BLHS 1999 thì lại không có bất kì bất lợi nào (vì theo như NQ 33/2009/QH và cách anh giải thích thì những người này đương nhiên bị xóa án tích và sẽ không thể áp dụng tình tiết "yếu tố định tội khác".
2. Cách hiểu ở Điều 1 Nghị quyết 33/2009/QH về xóa án tích
c) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;
.....
đ) #c00000;">Trong trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
e) Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích.
Theo quy định này thì chỉ những trường hợp người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt (hình phạt đối với trường hợp phạm tội thuộc điểm c khoản 2 Điều này mà không có yếu tố định tội khác ngoài yếu tố định tội về giá trị tài sản); đang chấp hành hình phạt; đang tạm đình chỉ thi hành án; đã bị kết án nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc đang hoãn thi hành án thì mới được đương nhiên xóa án tích (Tóm lại là những trường hợp vụ án đang trong quá trình giải quyết vụ án hoặc đang trong quá trình thi hành án thì mới được xóa án tích).
Còn trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù mà ngoài yếu tố định tội là giá trị tài sản chiếm đoạt còn có yếu tố định tội khác thì sẽ không đương nhiên được xóa án tích theo như quy định trên. Đối với những trường hợp này thì BLHS đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 không có hiệu lực hồi tố.
Đối với trường hợp của betoan đưa ra thì:
Năm 2005 T đã phạm trộm cắp.
Năm 2008 T lại tái phạm về tội này và ngày 25/6/2009 thì T đã chấp hành xong hình phạt tù và thời điểm để tính án tích là kể từ ngày T chấp hành xong hình phạt.
Hơn nữa, T phạm tội năm 2008 không chỉ có mỗi tình tiết định tội là phạm tội có giá trị chiếm đoạt trên 500.000 mà còn có 1 tình tiết tăng nặng TNHS nữa là "tái phạm" (tình tiết này sẽ được sử dụng làm tình tiết định tội nếu như tình tiết chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 trở lên không được sử dụng làm tình tiết định tội).
Do đó, trường hợp này, T vẫn có án tích theo quy định tại Điều 64 BLHS.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định, quyết định khởi tố trên của VKS là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!