Nhậu say gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy

Chủ đề   RSS   
  • #566674 19/01/2021

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Nhậu say gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy

    Theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP, thiệt hại với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy.

    Đây là điểm mới về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm ô tô, xe máy bắt buộc.

    Ngoài ra, còn có 07 trường hợp khác bị loại trừ trách nhiệm bồi thường, cụ thể:

    - Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

    - Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (không bao gồm trường hợp cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe).

    - Người lái xe chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi điều khiển xe cơ giới; không có GPLX hoặc GPLX không hợp lệ hoặc không do cơ quan thẩm quyền cấp; bị tẩy xóa hoặc hết hạn tại thời điểm tai nạn hoặc không phù hợp với xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe…

    (Hiện hành, Nghị định 103/2008/NĐ-CP chỉ quy định loại trừ trách nhiệm với trường hợp “Lái xe không GPLX hoặc GPLX không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX”).

    - Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp gồm giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

    - Thiệt hại với tài sản đặc biệt gồm vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

    - Chiến tranh, khủng bố, động đất.

    Nghị định 03/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 19/01/2021 09:01:44 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    1499 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    thanhtungtvpl1 (20/01/2021) ThanhLongLS (20/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #566679   19/01/2021

    Cảm ơn anh/chị về bài viết rất hữu ích cho những người hay sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông. Mình thấy Nghị định 03/2021/NĐ-CP được ban hành là hết sức hợp lý, người điều khiển sẽ hiểu được trách nhiệm của mình và lái xe an toàn hơn.

    Cập nhật bởi DNKimChi ngày 19/01/2021 10:06:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #566694   20/01/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Những việc tạm gọi là "tệ nạn xã hội" như rượu chè, cờ bạc, mại dâm...v...v.... tỷ lệ nghịch với trình độ dân trí, dân trí cao thì tệ nạn thấp và ngược lại. Lưu ý là trong xã hội có trình độ dân trí cao thì tệ nạn chỉ giảm xuống chứ không mất hẳn bởi ai cũng biết trong con người tốt vẫn có một chút xấu, ngược lại trong con người xấu vẫn có một chút tốt. Qui luật tự nhiên bao đời nay trong xã hội loài người là vậy.

    Trong khi đó, mục tiêu, tôn chỉ của bảo hiểm hiểu nôm na là chịu trách nhiệm bồi thường để giảm thiểu tối đa thiệt hại, tổn thất trong trường hợp có rủi ro, tai nạn xảy ra đối với người đã mua và được bảo hiểm. Đành rằng phải có điều kiện được bảo hiểm để tránh bị gian lận nhưng đặt ra chuyện nhậu say dẫn tới tai nạn sẽ không được bảo hiểm tôi cho là không ổn. Thoáng nghe qua có vẻ qui định này hợp lý vì nó có thể góp phần làm giảm tệ nạn rượu chè, nhưng nếu trong trường hợp đó mà không được bảo hiểm thì số tiền mà những người nhậu say đó đã bỏ ra mua bảo hiểm sẽ về đâu, dùng để làm việc gì ? Suy cho cùng, bảo hiểm gần như không hề đầu tư gì mà chỉ là người "được phép" đứng ra lấy tiền của người mua bảo hiểm để chi cho họ khi họ gặp rủi ro, tai nạn nhưng được hưởng lợi nhuận rất cao. Không nên đánh tráo khái niệm của mục đích bảo hiểm sang mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí của cơ quan, tổ chức khác nhằm hưởng lợi cao hơn nữa.

    Tóm lại, tệ nạn rượu chè đã, đang và sẽ không bao giờ chấm dứt trong xã hội loài người, nó chỉ ít trong xã hội dân trí cao và nhiều trong xã hội dân trí thấp, đó là qui luật tự nhiên của tạo hóa, cho nên qui định nhậu say gây tai nạn sẽ không được chi trả bảo hiểmc chỉ chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các Công ty bảo hiểm chứ chẳng làm lợi cho xã hội được bao nhiêu.

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 20/01/2021 11:55:03 SA Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 20/01/2021 08:25:31 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/01/2021)
  • #583791   30/04/2022

    Nhậu say gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy

    Quy định này là hợp lý bởi uống rượu bia hay không là do mình quyết định, việc uống quá chén cũng là do lỗi của mình, uống quá chén mà còn điều khiển xe thì càng là lỗi do mình. Cho nên trường hợp gây tai nạn phải tự chịu hậu quả là hợp tình hợp lý. Mong được xem nhiều hơn các bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #584324   28/05/2022

    Nhậu say gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy

    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Quy định này là quá hợp lý luôn ấy chứ. Người uống rượu bia tham gia giao thông là đã bị phạt hành chính rồi, gây tai nạn giao thông không được bồi thường bảo hiểm ô tô xe máy là chuyện quá đúng đắn. Vì suy cho cùng, rượu bia là do mình chủ động uống, lái xe ra đường cũng do mình chủ động lái thì việc chịu hậu quả cũng phải do mình tự chịu đi chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #584327   28/05/2022

    Nhậu say gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy

    Cảm ơn bạn về bài viết hữu ích!  Bên cạnh việc người gây tai nạn giao thông do uống rượu bia phải bồi tự mình thường thiệt hại cho bị hại, người này còn phải bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy chúng ta cần nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông. Đã uống rượu bia thì không lái xe.

     

     
    Báo quản trị |