Nhặt được tiền không có người nhận thì có được giữ lại không?

Chủ đề   RSS   
  • #615740 03/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22918
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 480 lần
    SMod

    Nhặt được tiền không có người nhận thì có được giữ lại không?

    Nếu một người nhặt được tiền trên đường mà không có ai nhận thì có được giữ lại không? Người nhặt được tiền phải làm gì để không vi phạm pháp luật?

    Tiền có phải là tài sản không?

    Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

    - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    - Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

    Theo Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    - Bất động sản bao gồm:

    + Đất đai;

    + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

    + Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

    + Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Như vậy, tiền là tài sản và là động sản. Theo đó, nhặt được tiền tức là nhặt được tài sản của người khác.

    Nhặt được tiền không có người nhận thì có được giữ lại không?

    Theo Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

    - Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

    - Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

    + Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định; 

    Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

    + Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi nhặt được tiền không có người nhận thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 1 năm vẫn không có ai nhận thì người nhặt được tiền mới được giữ lại số tiền đó theo giá trị quy định.

    Nhặt được tiền mà giữ lại sẽ bị xử lý thế nào?

    (1) Phạt hành chính

    Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

    + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

    + Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối

    Như vậy, người nhặt được tiền mà không trả lại theo quy định thì sẽ bị phạt hành chính từ 3 - 5 triệu đồng, đồng thời phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    (2) Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

    - Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật  bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    - Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, người nhặt được tiền không trả nếu vượt quá mức xử phạt hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

     
    153 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận