Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #429149 26/06/2016

    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, kinh doanh

                    Ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo. Khi thị thị trường                   trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng thì các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm các sản phẩm từ                 nước ngoài. Tuy nhiên, rào cản pháp lý làm chùn bước nhiều doanh nghiệp.

     

     

                  Do đó bài viết sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc nhập khẩu                   thức ăn chăn nuôi.

    1.                  Văn bản điều chỉnh

    -    Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 quy định về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi;

    -    Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2011 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;

     -     Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010;

     -     Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi;

     -     Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

     -     Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

     -     Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi;

     -      Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều nghị định số 08/2010/nđ-cp ngày 05 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

     -      Thông tư 29/2015/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 66/2011/tt-bnnptnt ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều nghị định số 08/2010/nđ-cp ngày 05/02/2010 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

     

                     2.         Mục đích:

    -          Hỗ trợ doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường ngay khi bắt đầu phát triển.

    -          Tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy công bố chất lượng.

    -          Tạo dựng niềm tin và ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới.

                                  

     

    3.         Thủ tục

     

                  Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2010/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam đó là loại thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.

                  Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BNNPTNT quy định Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

                  Link Danh mục thức ăn chăn nuôi: http://cucchannuoi.gov.vn/danhmuctacn/gioithieu.php

                                                                           http://csdlthucan.tongcucthuysan.gov.vn:8085/

     

    Do đó, căn cứ vào loại thức ăn mà cơ sở sẽ nhập khẩu xem đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản và Danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hay chưa.

     

      3.1       Đối với thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng (Khoản 1 Điều 6 TT 66/2011/TT-BNNPTNT) theo trình tự.

     

    *      Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

    -          Thành phần hồ sơ:

    •   Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
    •   Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
    •   Bản sao chụp văn bản của Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).

    -          Cách thức thực hiện: Trực tuyến

    -          Cơ quan tiếp nhận thực hiện: Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi

     

    *      Tiến hành kiểm tra chất lượng

    -          Kiểm tra hồ sơ:

    •   Xem xét và hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
    •   Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.

    -          Thời hạn giải quyết:

    •    Xác nhận đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
    •    Cấp xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:

         + Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
         + Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;
        + Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối với trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.

    •    Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng: Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thôndoanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

         

    -          Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan kiểm tra cấp Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.

     

    -          Lệ phí (nếu có): 120.000đ/01 lần/01 sản phẩm (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi).

     

    Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam còn phải phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

     

    Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    Theo quy định tại điều 3 thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT thì chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Do đó, để thức ăn chăn nuôi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chủ thể phải tiến hành thủ tục chứng nhận thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (chứng nhận hợp quy) theo thủ tục sau:

    *      Cơ sở tiến hành đăng ký chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy cho thức ăn chăn nuôi

    -          Hồ sơ đăng ký gồm:

    +  Giấy đăng ký (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT):

    +  Báo cáo năng lực tổ chức chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT).

    +  Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

    +  Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, hoặc các Quy định chức năng nhiệm vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

    +  Danh sách các chuyên gia đánh kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ đào tạo tương ứng;

    +  Danh mục tài liệu kỹ thuật và các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận có liên quan (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này); bản mô tả quy trình tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận;

    +  Các Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm, Giấy chứng nhận.

    -          Cơ quan tiếp nhận: Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi

    -          Phương thức tiếp nhận: Trực tiếp hoặc qua đường bưu  điện

    -          Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cơ quan tiếp nhận xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và có văn bản hướng dẫn Tổ chức chứng nhận bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

     

    *      Tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy tiến hành chứng nhận hợp quy

    -          Phương pháp đánh giá:

    +  Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình

    +  Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

    +  Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

    +  Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

    +  Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

    +  Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

    +  Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;

    +  Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

    Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá hợp quy quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT.

     

    -          Trình tự tiến hành đánh giá

    +  Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập đoàn;

    +  Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế:

    ·         Đánh giá hợp quy của hệ thống quản lý chất lượng, quy trình tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Tổ chức chứng nhận thông qua việc đánh giá hồ sơ tài liệu, phỏng vấn, đánh giá thực tế. Trường hợp Tổ chức chứng nhận có chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 do tổ chức công nhận cấp thì được xem xét quyết định giảm nội dung đánh giá hợp quy (các yêu cầu về quản lý) của hệ thống quản lý chất lượng đối với phạm vi được công nhận. Đoàn đánh giá cũng có thể tiến hành đánh giá trực tiếp việc thực hiện chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận tại cơ sở nếu cần (trừ hường hợp Tổ chức chứng nhận chưa được chỉ định);

    ·         Hướng dẫn xác định mức sai lỗi trong quá trình đánh giá.

    +  Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá và họp kết thúc đợt đánh giá.

     

    Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu trên, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo trình tự thủ tục:

    *      Đánh giá hợp quy của thức ăn chăn nuôi với quy chuẩn kỹ thuật

    -          Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy;

    -          Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

    -          Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định.

     

    *      Đăng ký bản công bố hợp quy

    -          Hồ sơ đăng ký

    +  Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy gồm:

    ·         Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT;

    ·         Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

    ·         Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

    +  Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh gồm:

    ·         Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT;

    ·         Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);

    ·         Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;

    ·         Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

    ·             Kế hoạch giám sát định kỳ;

    ·         Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

    -          Cơ quan tiếp nhận: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn

    -          Phương thức tiếp nhận: Trực tiếp

    -          Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có thông báo bằng văn bản tới các tổ chức, cá nhân có hồ sơ công bố:

    + Trường hợp hồ sơ đạt các yêu cầu theo quy định, Sở sẽ ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đã đăng ký.

    + Trường hợp hồ sơ không đạt các yêu cầu theo quy định, Sở sẽ ra văn bản đề nghị chỉnh sửa bổ sung hồ sơ.

     

    Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận: (chỉ áp dụng đối với thức ăn chăn nuôi mới).

     

    3.2       Đối với thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam cơ sở tiến hành thủ tục Công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo trình tự:

    *      Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

    -          Thành phần hồ sơ, 01 bộ gồm:

    +  Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);

    +  Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

    +  Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

    +  Nhãn của sản phẩm;

    +  Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;

    +  Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;

    +  Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);

    +  Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

    +  Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

    -          Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

    -          Cơ quan tiếp nhận thực hiện: Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi

     

    *      Thực hiện công nhận chất lượng

    -          Thời hạn giải quyết:

    +  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.

    +  Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    -          Lệ phí: 40.000đ/01 lần/01 sản phẩm (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi).

     

    Sau đó cơ sơ tiến hành thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng cho thức ăn chăn nuôi.

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    20516 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #429240   27/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Hình như chỗ này có gì đó không ổn ?

    bienlc viết:

    Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam còn phải phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

     

    Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    Theo quy định tại điều 3 thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT thì chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Do đó, để thức ăn chăn nuôi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chủ thể phải tiến hành thủ tục chứng nhận thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (chứng nhận hợp quy) theo thủ tục sau:

    .....

     

     
    Báo quản trị |