Nhận thế chấp của gia đình khác ra tòa có được ưu tiên thanh toán trước không

Chủ đề   RSS   
  • #537394 15/01/2020

    Nhận thế chấp của gia đình khác ra tòa có được ưu tiên thanh toán trước không

    Chị có nhận thế chấp của gia đình khác mà bây giờ ra tòa thì khi thi hành án anh có được ưu tiên thanh toán trước không?

     

     
    1030 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537397   15/01/2020

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


     

    Minhthuphl viết:

     

    Chị có nhận thế chấp của gia đình khác mà bây giờ ra tòa thì khi thi hành án anh có được ưu tiên thanh toán trước không?

     

     

     

     Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

    Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án, được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014

    3. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.

    Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này.

    Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp

    1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

    2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.”

    Và căn cứ thêm Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định:

    Điều 4. Kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án

    2. Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý đthu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự. Đồng thời, có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, nhận thế chấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này…

    => Theo quy định trên, vì chị có một hợp đồng thế chấp hợp pháp không liên quan đến các con nợ khác thì chị theo quy định sẽ luôn được ưu tiên thanh toán khoản vay trước tiên, và:

    + Trường hợp 1: tại thời điểm thi hành án mà Tài sản thế chấp có giá trị thực tế là 22 tỷ đồng, cao hơn giá trị thế chấp thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên tài sản này nhưng chị là người nhận thế chấp nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước tiên theo đúng quy định Điều 90 Luật thi hành án dân sự 2008.

    + Trường hợp 2: tại thời điểm thi hành án cũng chính là thời điểm chị đang xử lý tài sản để thu hồi khoản nợ 18 tỷ đồng thì chị sẽ thông báo kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án được biết. Nếu không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (căn cứ tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |