Nhận quyền nuôi con sau li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #507489 14/11/2018

    Nhận quyền nuôi con sau li hôn

    Xin chào Luật sư!

    Tôi muốn hỏi: 2 vc tôi có 2 đứa con, 1 đứa 5 tuổi, 1 đứa trên 3 tuổi. vậy khi li hôn , tôi có được quyền nuôi 2 đứa con (nghĩa là cùng sống chung với tôi). Vậy nếu chông tôi k đồng ý như vậy, muốn chia con, mỗi người một đứa thì thôi phải làm sao để được tòa giải quyết nuôi cả 2 cháu. Tôi xin cảm ơn.

     
    1548 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtram135789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529100   27/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Đối với trường hợp của bạn mình xin được phép tư vấn như sau: Đầu tiên, bạn gửi đơn yêu cầu ly hôn đến Tòa án để họ giải quyết vấn đề ly hôn của bạn và chồng bạn.

    Khi nhận được đơn Tòa án sẽ gửi đơn về địa phương nơi bạn sinh sống để cùng vợ chồng bạn tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì đơn sẽ được gửi lại Tòa án lần thứ hai. Tiếp đến là hòa giải tại Tòa án, nếu vợ chồng bạn vẫn thống nhất ly hôn thì lúc đó Tòa án sẽ tiến hành giải quyết.

    Về quyền nuôi con được giải quyết cụ thể như sau:

    Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:

    Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi 2 người con mà chồng bạn không đồng ý thì Tòa án sẽ xem xét khả năng như điều kiện kinh tế, môi trường sống tốt nhất để quyết định có cho bạn nuôi 2 cháu hay không, vì độ tuổi của 2 cháu thuộc trường hợp do Tòa án giải quyết.

    Nếu bạn được quyền nuôi 2 cháu thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng để nuôi con chung. Tùy theo điều kiện kinh tế của chồng bạn hoặc thỏa thuận của vợ chồng bạn mà Tòa án giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtam130496 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)
  • #529109   27/09/2019

    Chào bạn,

    Với câu hỏi của bạn, Luật sư Khúc Thị Quyên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

     Cơ sở pháp lý

    Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: "2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".

    Theo đó, để được Tòa án quyết định giao cả hai con cho bạn nuôi thì bạn phải chứng minh bạn có thể đảm bảo tốt nhất cho con về mọi mặt. Cụ thể:

    1Về kinh tế: Bạn cần chứng minh mình có khoản thu nhập hàng tháng ổn định và tương đối đủ để đảm bảo được nuôi hai con ăn học, sinh hoạt, mua sắm các trang thiết bị cần thiết.. Bạn chuẩn bị bảng lương, hợp đồng lao động, xác nhận của nơi làm việc để nộp cho Tòa án;

    2. Về thời gian: Chứng minh công việc của bạn không phải đi sớm về muộn, có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con;

    3. Nơi ở: Chứng minh nơi bạn và các con sinh sống gần trường học của con, gần các khu vui chơi, bệnh viện... đảm bảo thuận tiện cho việc học hành của con và chăm sóc sức khỏe khi đau ốm;

    4. Về công việc: Nếu bạn là giáo viên hoặc một dược sĩ thì điều kiện chăm sóc con của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc chồng bạn là một tài xế hoặc kỹ sư công trường...

    5. Các yếu tố khác:  Ngoài ra bạn có thể dẫn chứng việc bạn ở với ông bà ngoại khi ly hôn và ông bà ngoại vẫn khỏe sẽ hỗ trợ bạn chăm sóc, đưa đón các con khi bạn bận hoặc công ty bạn rất gần trường hai con học bạn lại có ô tô nên rất tiện cho việc đưa đón con…

    Bên cạnh chứng minh các ưu điểm khi hai con ở với bạn, thì bạn cũng nên thu thập thêm các chứng cứ, dẫn chứng để chứng minh các nhược điểm khi một trong hai con hoặc cả hai con ở với bố dựa trên các tiêu chí nêu trên. Ví dụ như: Công vệc của bố hay đi sớm về muộn; Bố hay đánh các con; Bố không có chỗ ở ổn định...

    Trên đây là tư vấn của luật sư cho câu hỏi bạn băn khoăn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng./.

    Luật sư Khúc Thị Quyên - Công ty Luật Tiền Phong

    Số điện thoại - 0976714386/ 0965 69 2283

    www.luattienphong.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuKhucQuyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)