Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”

Chủ đề   RSS   
  • #456225 05/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”

    Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham thảo luận về vấn đề này đều chung nhận định như vậy.

    Những thách thức cơ bản của Việt Nam sẽ gia tăng trong kỷ nguyên số đối với vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào?

    Để tìm kiếm nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, các học giả, Giáo sư, Tiến sĩ đã có những ý kiến, suy nghĩ và những phương pháp đi khác nhau, cụ thể là:

    Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Sofware đề xuất một số phương pháp và hiện nay đang thực hiện: “Chúng tôi thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm.

    Chúng tôi khẳng định chương trình đào tạo hiện nay là sau 2 năm, các bạn sinh viên có thể đi làm được, tất nhiên sẽ kèm theo một loạt điều kiện khác. Sau khi đi làm, các em sẽ có cân nhắc giữa đi làm luôn và không tốt nghiệp đại học nữa, hoặc quay lại trường đại học để học thêm hai năm nữa để lấy bằng đại học.

    Ở đây quan điểm của các doanh nghiệp và tôi nghĩ kể cả các cơ quan nhà nước rất quan trọng là không cần bằng cấp. Bạn làm được việc là được, không cần bằng cấp. Nhưng điều này là rất khó vì nó trái với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ, những truyền thống về học hành ở nước ta: đã học là phải có bằng cấp!

    Đề xuất thứ hai là của chúng tôi là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay xã hội thay đổi, nền kinh tế đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Có rất nhiều người học ngành điện, ngành cơ khí, học nghề chế tạo máy…, khi ra trường và đi làm một số năm, họ không được sử dụng một cách thích đáng. Chưa kể, thu nhập của họ cũng không được tốt, họ có nhu cầu để chuyển đổi ngành nghề.

    Chúng tôi đang đề nghị các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học lớn như Đại học Bách khoa sẽ đưa ra chương trình đào tạo văn bằng 2 trong 12 đến 24 tháng và cung cấp những kỹ năng cập nhật nhất để học xong là số lao động này có thể tốt nghiệp là đi làm được.

    Đây là hai đề xuất hiện nay chúng tôi đang triển khai. Tôi tin rằng nếu thực hiện được thì chỉ trong vòng rất ngắn, khoảng 2 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ có cả trăm ngàn người sẵn sàng cho những đòi hỏi của cuộc chuyển dịch mới này.”

    Theo quan điểm cá nhân mình thì việc áp dụng phương pháp này khá hay vì:

    Thứ nhất, mình có thể ra đi làm luôn sau 2 năm học trên trường, được đào tạo đủ để có thể đáp ứng công việc ban đầu tốt.

    Thứ hai, phương pháp này có thể rút ngắn được 1 khoảng thời gian dài (2 năm) để mình có thể đi làm và trải nghiệm luôn được công việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm nào bằng việc tự thực hành, làm việc và va vấp với thực tế cuộc sống, công việc.

    Thứ ba, sau hai năm học bạn có quyền lựa chọn: một là ra đi làm có kinh nghiệm sau đó quay lại trường học tiếp 2 năm và lấy bằng hoặc làm việc luôn mà không cần bằng nữa. Quyền lựa chọn nằm trong tay của bạn.

    Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi sinh viên sau 2 năm ra đi làm phải làm được việc và kèm theo một số điều kiện khác. Mình nghĩ điều kiện khác này ít nhất là các bạn có thể làm được công việc Doanh nghiệp đưa ra và phải nắm trong tay vốn kiến thức nhất định, ít ra cũng phải thuộc những sinh viên khá giỏi trong trường và có năng lực thật sự… thì mới đáp ứng được công việc. Vì thời gian hai năm để học tập cũng không phải ngắn cũng ko phải quá dài để có thể biết hết mọi kiến thức có thể làm được việc. Ngoài ra khi bạn đi làm sau hai năm học lúc này bạn muốn quay lại trường để học tiếp lấy tấm bằng đại học, tuy nhiên việc này sẽ làm gián đoạn công việc bạn đang làm và chắc chắn không công ty nào muốn một nhân viên của mình nghỉ hai năm để học xong sau đó quay lại làm cả. Lúc này bạn phải đối mặt với sự lựa chọn: ở lại làm việc, không có bằng cấp hoặc nghỉ việc, học nốt lấy bằng và xin việc lại.

    Và nếu có một nội dung giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, tính hiện đại cộng với hệ thống đánh giá khách quan khoa học thì "bằng cấp" xác nhận khả năng "làm được việc" của mỗi cá nhân ở những lĩnh vực xác định. Cái "quan trọng" là "Hệ thống đánh giá và cấp bằng", bước này OK thì đương nhiên "Bằng cấp là quan trọng và giá trị"

    Đây là quan điểm của mình, còn các bạn nghĩ sao về phương pháp này ?, hãy cho mình biết quan điểm của các bạn nhé!

     
    3412 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456236   06/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình thì ủng hộ chuyện này! Mình thì không quan trọng bằng cấp, quan trọng là năng lực làm việc như thế nào, nếu như bằng cấp ạn có giỏi thế nào nhưng năng lực làm việc, thái độ làm việc các bạn không phù hợp thì gia trị của cái tấm bằng mà bạn có trở nên vô nghĩa. Học đại học một cách đùng nghĩa, học về kiến thức lẫn kỹ năng và áp dụng được vào trong môi trường làm việc thực tế chứ đừng học để lấy cái bằng. Xã hội ngày càng phát triển, việc lấy 1 tấm bằng không là chuyện khó nữa, quan trọng là tấm bằng có thể hiện được năng lực của mình hay không? Đó chính là chuyện quan trọng. Mình tin là những nhà tuyển dụng họ sẽ tìm ra người giỏi, người phù hợp chứ không lựa chọn nhân viên qua những tấm bằng 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (06/06/2017)
  • #456244   06/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Hi bạn,

    Mình thấy chương trình đào tạo FPT bạn nêu khá hay, phải có sự đánh đổi 1 là đi làm ngay từ khi học năm 2, 2 là quay lại học và có tấm bằng chính thức. Tuy nhiên đây mới chỉ có 1 trường áp dụng được như vậy và bản chất các ngành nghề đào tạo ở đây là ứng dụng thực tiễn từng bước từng bước một, bạn học tới đâu có thể thực hành tới đó, còn đối với các ngành nghề mang tính chất học thuật nhiều hơn như luật, giáo viên, tài chính ngân hàng,...thì khó có thể xin việc nếu không hoàn thành hết chương trình học đại học hoặc cao đằng và nhà tuyển dụng cũng sẽ hơi ái ngại nếu tuyển 1 nhân viên chưa học hết các kiến thức cần thiết về chuyên ngành.

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 06/06/2017 08:11:53 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (06/06/2017)
  • #456765   09/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    thanhdatvo95 viết:

    Hi bạn,

    Mình thấy chương trình đào tạo FPT bạn nêu khá hay, phải có sự đánh đổi 1 là đi làm ngay từ khi học năm 2, 2 là quay lại học và có tấm bằng chính thức. Tuy nhiên đây mới chỉ có 1 trường áp dụng được như vậy và bản chất các ngành nghề đào tạo ở đây là ứng dụng thực tiễn từng bước từng bước một, bạn học tới đâu có thể thực hành tới đó, còn đối với các ngành nghề mang tính chất học thuật nhiều hơn như luật, giáo viên, tài chính ngân hàng,...thì khó có thể xin việc nếu không hoàn thành hết chương trình học đại học hoặc cao đằng và nhà tuyển dụng cũng sẽ hơi ái ngại nếu tuyển 1 nhân viên chưa học hết các kiến thức cần thiết về chuyên ngành.

    Cảm ơn bạn.

    Thì theo như Chủ tịch công ty FPT software thì ông đang đề xuất ý kiến "thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm" Vì thế việc học kiến thức trong trường mình nghĩ sẽ phải phân bố và thay đổi chương trình đào tạo như thế nào đó thì mới có thể giúp sinh viên nắm đủ kiến thức để ra trường đi làm được và vẫn có thể tìm được việc làm tốt.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #456320   06/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình nghĩ đây một quan điểm mới mẻ và rất hay. Vì thực chất trong thời điểm hiện tại bằng cấp không đánh giá hết được thực lực của cá nhân, mà cần rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, trước khi đến với quá trình chứng minh thực lực thì làm sao có một thước đo để sàng lọc, chọn ra những ứng viên phù hợp. Mình thấy hiện tại cũng đã có rất nhiều công ty không dựa vào bằng cấp để lựa chọn mà thường đặt ra những tình huống để thách thức tư duy, thái độ của ứng viên. Hy vọng rằng có nhiều những công ty sáng tạo trong cách tuyển dụng, để chọn ra được nhiều ứng viên xuất sắc vượt trội hơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (07/06/2017)
  • #456793   09/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chủ đề của bạn DT rất thiết thực. Theo ý kiến của mình, mỗi cái đều có giá trị ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

    - Thứ nhất: Cần có bằng cấp. Bởi ở bằng cấp thể hiện khả năng của mình sau khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm chứng. Như vậy mới có chuyện học đại học, học thạc sĩ, tiến sĩ, luật sư... Hơn nữa, khi bạn nộp hồ sơ vào 1 công ty thì cũng cần có bằng cấp thể hiện khả năng cơ bản nhất mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

    - Thứ hai: Không cần bằng cấp hơn người mới được tuyển dụng. Xét trên thực tế bằng cấp không chứng minh được hoàn toàn khả năng của mình. Có người có bằng cấp mà khả năng không tới đâu, trong khi có người chỉ bằng cấp cơ bản mà khả năng vượt trội. Đồng thời, nhà tuyển dụng ngày nay rất nhạy bén, Có khi không cần nhìn vào bằng cấp, chỉ cần một vài phút trò chuyện, hoặc nhìn sơ qua CV thì họ đã có ấn tượng lớn với mình so với những người khác.

    Bởi vậy, nói không cần bằng cấp là không thật sự đúng. Đặc là những ngành nghề chuyên biệt (y dược, luật,..). Tuy nhiên, hẳn đi làm rồi ai cũng biết, bằng cấp chỉ là 1 phần bước đầu để có được công việc, còn giữ được công việc hay không là hoàn toàn dựa vào khả năng của mình để chứng minh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    DT_DA (16/06/2017)
  • #498942   07/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Khi nào cán bộ được đánh giá và cất nhắc chỉ trên năng lực thực sự, khi đó bệnh sính bằng cấp và những tấm bằng không thật sẽ hết đất sống. Thời gian qua, dư luận nói quá nhiều về những Tiến sĩ giấy, về những lò ấp tiến sĩ… để gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng lạm dụng, chạy đua bằng cấp, học giả - bằng thật… Việc một người từ cử nhân, thạc sĩ được cấp bằng tiến sĩ mà quá trình đào tạo không đạt chuẩn đã khiến cho qui trình đào tạo sau đại học đơn giản chỉ là sự gắn mác. Việc này, ngoài gây lãng phí xã hội còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    Một thực tế, khi bổ nhiệm cán bộ, bằng cấp vẫn là một trong các tiêu chí xét duyệt, còn năng lực chuyên môn thực tế nhiều khi khó định lượng rõ ràng. Điều này vô tình cổ xúy cho việc đua nhau đi học tiến sĩ ở khối nhà nước. Thế nên, Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ nhưng có gần 50% trong số này lại không làm công tác nghiên cứu.
    Đã có nhiều vụ sử dụng bằng giả, bằng cấp không đúng qui định bị phát hiện. Điều đáng nói, nhiều người trong số đó đều đã có một "chức quan" nhất định trong các cơ quan, đơn vị mới bị phát giác. Đây là sơ hở cần phải "bịt" lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #498945   07/08/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đối với các ngành mang tính học thuật như luật, y dược, báo chí, giáo viên chẳng hạn thì khó có nhà tuyển dụng nào nhận bạn vào làm nếu không có đủ bằng cấp xác nhận đã tốt nghiệp, hoàn thành các khóa học vì khối lượng kiến thức nhiều, buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu nên bạn có kinh nghiệm đi làm nhiều nhưng kiến thức không vững thì cũng rất khó để áp dụng vào công việc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #498947   07/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Mình hoàn toàn đồng quan điểm về vấn đề này! Công tâm ra mà nói thì có được tấm bằng chưa chắc đã giỏi và làm được việc trái lại có những cá nhân họ không có tấm bằng nào, nhưng năng lực và hiệu quả công việc rất tốt. Không cần tấm bằng chúng ta vẫn có thể thành công, nhưng bạn phải là một người thật kiên định và ham học hỏi. Tấm bằng nó chỉ là cơ sở chứng minh cho việc bạn đã được đào tạo về nền tảng cơ sở thôi còn lại phải tuỳ thuộc vào khả năng hiểu biết của bạn tới đâu và cách tiếp cận vấn đề của bạn như thế nào? Tấm bằng chỉ là một tờ giấy và bạn làm việc không phải dựa trên tờ giấy đó mà phải dựa vào chính năng lực của bản thân, vậy nên đừng quá quan trọng hoá nó!
     
    Báo quản trị |