Chào bạn
Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn đưa ra thì tại thời điểm bạn mua căn nhà của chủ cũ nhưng không biết chủ cũ lại nợ huê, hụi của bà Ng cũng như và Th. Và bà Ng và Th đã gửi đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền và yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngăn chặn việc chuyển dịch tài sản. Tuy nhiên, việc bà Ng cũng bà Th lại gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là sau khi bạn đã tiến hành ký kết hợp đồng với chủ cũ thì biện pháp khẩn cấp tạm thời đó không có hiệu lực bởi lẽ các lý do sau:
Thứ nhất: Theo điều 99 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bộ sung năm 2011 quy định như sau:
Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo Toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Dẫn chiếu điều khoản trên được hiểu rằng khi đương sự yêu cầu tòa án giải quyết vụ án nếu nhận thấy việc một trong các bên như nguyên đơn, bị đơn có dấu hiệu tẩu tán tài sản hoặc tiêu hủy chứng cứ thì các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn thì bà Ng và Th chỉ có đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi bạn đã nhận chuyển nhượng của chủ cũ. Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời này không có hiệu lực.
Thứ hai: Về hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 71//2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở ngày 23/6/2010 thì:
“Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp mua bán nhà ở mà bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên bán bàn giao nhà ở cho bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng”.
Như vậy, sau khi ký công chứng Hợp đồng là bên bán đã chuyển giao quyền sở hữu sang cho bạn. Vì vậy, giao dịch chuyển quyền sở hữu giữa bạn với chủ cũ đã có hiệu lực vào ngày 11/9/2014 trong khi đó đến ngày 20/9/2014 và 25/9/2014 bà Ng, bà Th mới gửi đơn khởi kiện đến tòa án và yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính vì vậy biện pháp khẩn cấp tạm thời này không có giá trị về mặt pháp lý.
Trên đây là ý kiến sơ bộ ban đầu trên cơ sở những thông tin bạn đưa ra/
Trân trọng!
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/