Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, tôi xin có một só ý kiến như sau:
Thứ nhất, khoản 1 điều 2 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử quy định đối tượng phép tham gia hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
“a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.”
Trong trường hợp bạn đề cập, người bạn nước ngoài của bạn phải cư trú tại Việt Nam hoặc phải có sự hiện diện thương mại tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam thì mới có thể được mở website bán hàng online tại Việt Nam.
Thứ hai, về câu hỏi cá nhân nước ngoài có thể mở website bán hàng online phi lợi nhuận trước hết khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 quy định “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”. Như vậy, hoạt động được coi là hoạt động thương mại phải là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy tôi cho rằng câu hỏi phía trên của bạn là không cần thiết.
Thứ ba, vì pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về những mặt hàng bị hạn chế trong lĩnh vực thương mại điện tử, vì vậy bạn có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm quy định tại điều 6 Luật đầu tư 2014.
“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
(HOÀNG NGỌC MINH) | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
M: (+84-4) 6.269.4744 - E: luatvietkim@gmail.com
Ad: CS1 - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN
CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN