Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chủ đề   RSS   
  • #610785 19/04/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động này bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản.

     

    Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

    - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

    + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

    + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

    + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

    + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

    + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

    + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

    - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

    + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

    + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

    + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

    + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

    + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

    + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Như vậy, việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể và quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.

    Việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về việc phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

    - Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    - Các loại đề án gồm:

    + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

    + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

    + Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

    - Nội dung cơ bản của đề án gồm:

    + Sự cần thiết xây dựng đề án;

    + Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

    + Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

    + Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

    + Lộ trình, thời gian triển khai;

    + Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

    + Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

    + Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

    - Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm.

    - Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi.

    Theo đó, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ đâu?

    Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định về kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

    - Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm:

    + Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

    + Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

     

    + Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

    - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

    Như vậy, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm các nguồn nêu trên.

    Lưu ý Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.

     
     
    292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận