Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Chủ đề   RSS   
  • #555807 27/08/2020

    Nguyên tắc bỏ phiếu kín

    Nội dung

    Nguyên tắc này quy định về cách thức bỏ phiếu. Nếu như các công đoạn của quá trình bầu cử đều diễn ra công khai thì hoạt động bỏ phiếu phải kín. Biểu hiện của nguyên tắc này là:

    - Ý chí của cử tri được thể hiện một cách kín đáo. Cử tri tự mình lựa chọn, tự mình biết phiếu bầu (gạch tên người mình không chọn) và tự mình bỏ phiếu vào thùng. Việc cử tri chọn ai, bỏ ai trong phiếu bầu phải tuyệt đối được bảo mật.

    - Phòng viết phiếu kín, bàn viết phiếu kín.

    - Phiếu bầu phải được đóng dấu của Tổ Bầu cử, được in sẵn tên ứng viên để cử tri viết phiếu bằng cách gạch bỏ tên người mình không chọn để không ai xác định được đó là phiếu do ai bỏ.

    Luật Bầu cử hiện hành quy định "cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ", "người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri", còn cử tri "phải tự mình bỏ phiếu" (khoản 3 Điều 69 Luật Bầu cử 2015).

    Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, ngoài các quy định trên, Luật Bầu cử 2015 còn quy định "Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử" (khoản 5 Điều 69) và "Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu" (khoản 8 Điều 69). Ở phòng bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kết hợp với UBND cấp xã để bố trí nhiều nơi viết phiếu cách biệt nhau thành các buồng viết phiếu và hạn chế sự có mặt của người khác trong lúc cử tri đang viết phiếu.

    Ý nghĩa

    Bỏ phiếu kín là nguyên tắc thể hiện sự tiến bộ, dân chủ, được hầu hết các nước áp dụng. Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn đại biểu, tránh được mọi sự can thiệp hay áp đặt từ người khác. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc này góp phần mang lại một kết quả bầu trung thực, khách quan.

     
    4392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận