>>> Luật sư và Luật gia
>>> Đừng gọi tôi là “Luật sư”
“Thầy cãi” là cái biệt danh mà mọi người vẫn hay dùng để gọi những người hành nghề luật sư.
Một thời chưa xa lắm lúc đó những người luật sư thuộc biên chế tòa án, việc bào chữa cho thân chủ chỉ là nêu ra hoàn cảnh khó khăn như: sinh ra lớn lên thiếu vắng tình cảm, không được học hành đầy đủ,....để xin toà cho hưởng lượng khoan hồng.
Sau này khi đất nước phát triển hơn, họ không còn thuộc biên chế nhà nước, trở thành những người hành nghề độc lập. Các luật sư luôn cố gắng “cãi” thắng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong các vụ án hình sự, dân sự...
Nghề luật sư ở Việt Nam là được xem là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý.
Để trở thành luật sư phải hoàn thành các bước tại đây
Con đường đã hình thành, đi trên đó và trở thành luật sư thôi mọi người ơi!
Haizzz...thực tế thì con đường đó không trải toàn hoa hông nó chỉ toàn chông gai. Mình liệt kê một số chông gai như sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Không đủ điều kiện hoàn thành các bước trở thành luật sư
Đây là một bài viết tính sơ bộ về chi phí để một cử nhân Luật trở thành một luật sư.
Theo nội dung bài viết để trở thành một luật sư thì một cử nhân Luật cần phải dành dụm số tiền tối thiểu là 143.000.000 đồng. ( Lưu ý, bài viết được viết năm 2016, nhưng đồng tiền bị mất giá theo thời gian, do đó đến thời điểm hiện nay năm 2019 thì số tiền này đã lớn hơn).
Đây là một con số không nhỏ đối với nhiều người, do đó nếu bạn học luật mà không trở thành "thầy cãi" cũng là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân thứ hai: Bạn không đủ mạnh dạn đối đầu với giảng viên nhiều lần
Thời đi học ta vẫn hay nghe câu: "Không học lại không phải là sinh viên".
Do đó chuyện có rớt môn trong kỳ thi để hoàn thành khóa đào tạo nghề luật sư cũng xảy ra không ít và cũng là chuyện bình thường nhưng nhiều bạn sau khi một lần rớt đã không dám tiếp tục học nữa một phần vì không đủ điều kiện tài chính, một phần vì ngại "đối mặt" với các giảng viên nên đã không dám thi lại lần hai, lần 3 và lần thứ n...để có thể trở thành một người "góp phẩn bảo vệ công lý tại Tòa án.
Dũng cảm lên mọi người ạ, con đường trải đầy hoa hồng đang chờ chúng ta!!!!
Nguyên nhân thứ ba: Không đủ tiêu chuẩn để trở thành luật sư
Con đường hoàn thành các bước để hành nghề luật sư là đầy khó khán và gian khổ, do đó khi đã hoàn thành đừng để những lý do sau khiến bạn không thể trở thành “thầy cãi”:
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;
+ Đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác, quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ nhưng chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính;
+ Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
+ Vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên
Căn cứ: Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư.
Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 24/01/2019 11:54:22 SA