Nguyên đơn có được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ của bị đơn hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #603288 15/06/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2794
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Nguyên đơn có được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ của bị đơn hay không?

    Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tương đối đầy đủ về nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ khác cho các đương sự khác

    Việc công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ

    Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau trừ trường hợp và Tòa án sẽ không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.

    Đồng thời, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

    Quyền của nguyên đơn được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ 

    Theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có nêu quyền và nghĩa vụ đương sự, cụ thể:

    Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

    - Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

    - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

    - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

    - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

    Có thể thấy bị đơn hoàn toàn được đề nghị toà án cung cấp nội dung đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kem theo của nguyên đơn. Đồng thời, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng là nghĩa vụ mà nguyên đơn phải thực hiện. Hiện tại, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể về thời điểm đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. là nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao tài liệu, chứng cứ.

     
    927 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận