Ngụy tạo chứng cứ trong vụ án hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #545616 08/05/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Ngụy tạo chứng cứ trong vụ án hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?

     

    Theo quy định tại BLTTHS 2015 thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Quy định tại điều 489 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:

    Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

    1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án;

    2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;

    3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật;

    4. Cố ý dịch sai sự thật;

    5. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng;

    6. Cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do Bộ luật này quy định;

    7. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

    8. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;

    9. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.

    Đối với trường hợp ngụy tạo chứng cứ tùy từng hành vi, hậu quả và chủ thể thực hiện mà có thể cấu thành các dạng tội phạm khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017Cụ thể:

    - Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340)

    - Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341)

    - Tội giả mạo trong công tác (Điều 359)

    - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382)

     
    7356 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (09/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận