1) Từ các bản án của vụ việc của khách hàng trong quá trình xử lý vụ việc:
Nếu lấy từ nguồn bản án này, Luật sư có thể sẽ gặp khó khăn bởi Quy tắc số 12 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam là Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng. Để giải quyết trường hợp này, Luật sư có thể sẽ phải hỏi ý kiến thân chủ của mình, và để chắc ăn thì có lẽ sẽ cần phải có sự đồng ý bằng văn bản?
Về số lượng: Không nhiều.
2) Từ các bản án không phải là bản án của khách hàng:
Nguồn này sẽ rất nhiều. Tuy không gặp phải vấn đề là Quy tắc số 12 ở trên nhưng một vấn đề khác là xác định “bản án có hiệu lực pháp luật”.
Thứ nhất, có quan hệ, quen biết mới có được bản án của vụ việc không phải là của khách hàng.
Thứ hai, việc xác định bản án “có hiệu lực pháp luật” là không dễ dàng. Bởi trừ khi là Luật sư trong vụ đó (quay lại trường hợp 1 ở trên) hoặc có quan tâm, tìm hiểu kỹ vụ đó thì mới xác định được là bản án có hiệu lực hay chưa. Thêm nữa, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật rồi nhưng có thể bị kháng nghị Giám đốc thẩm vào 1 lúc bất kỳ mà Luật sư không biết (khi đó phải theo dõi sát sao thì mới nắm được tình hình) trong thời gian 03 năm tiếp theo kể từ thời điểm bản án đã có hiệu lực. Như vậy, để chắc chắn thì Luật sư có thể sẽ phải đợi thêm 03 năm nữa.
Ví dụ: Vụ mất xe tại nhà hàng New Way, bản án PT tuyên chủ nhà hàng không phải bồi thường xe bị mất đã bị kháng nghị GĐT nhưng vẫn chưa rõ tiến độ thế nào (tìm hiểu qua báo chí: http://dantri.com.vn/…/vu-kien-mat-xe-tai-nha-hang-my-way-t…).
3) Các bản án từ Tòa công khai
Hiện nay, 1 số lượng không nhiều bản án đã được đăng tải tại website của TANDTC http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352hoặc sách Tuyển tập các quyết định Giám đốc thẩm của Tòa.
4) Đang cập nhật thêm
Ảnh: sưu tầm
Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn