Người Việt Nam kết hôn ở nước ngoài có được công nhận ở Việt Nam?

Chủ đề   RSS   
  • #603897 10/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người Việt Nam kết hôn ở nước ngoài có được công nhận ở Việt Nam?

    Hiện nay một số công dân Việt Nam sang nước ngoài du học, làm việc hoặc định cư rồi kết hôn tại nước sở tại mà không có thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại đó thì có được công nhận tại Việt Nam?
     
    nguoi-viet-nam-ket-hon-o-nuoc-ngoai
     
    1. Hôn nhân với người nước ngoài có được pháp luật công nhận?
     
    Theo khoản 2 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc trong hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
     
    Theo đó, trường hợp mà hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
     
    Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
     
    Do đó, hôn nhân giữa người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài với người nước ngoài theo quy định hôn nhân của nước sở tại được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
     
    2. Điều kiện đối với kết hôn ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam 
     
    Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:
     
    - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
     
    - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
     
    Nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
     
    3. Hôn nhân tại nước ngoài phải đáp ứng điều kiện theo quy định Việt Nam
     
    Trường hợp chưa đăng ký kết hôn với cơ quan Việt Nam thì gia đình có yếu tố nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký để ghi vào sổ hộ tịch và buộc phải cam kết đáp ứng các nội dung sau:
     
    - Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đối với nam, nữ kết hôn cần đáp ứng điều kiện kết hôn như sau:
     
    + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
     
    + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
     
    + Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
     
    + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
     
    - Không được thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như:
     
    + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
     
    + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
     
    + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
     
    + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
     
    + Yêu sách của cải trong kết hôn;
     
    + Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
     
    + Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
     
    + Bạo lực gia đình;
     
    + Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
     
    Như vậy, hôn nhân giữa công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài kết hôn với người nước ngoài hoàn toàn được Việt Nam công nhận. Nhưng khi thực hiện thủ tục công nhận hôn nhân vào sổ hộ tịch thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam
     
    3397 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (09/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận