Người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn công chứng văn bản uỷ quyền thì phải làm sao?

Chủ đề   RSS   
  • #611696 18/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 542 lần
    SMod

    Người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn công chứng văn bản uỷ quyền thì phải làm sao?

    Người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn lập văn bản uỷ quyền công chứng thực hiện công việc ở Việt Nam thì làm cách nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.

    Người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn công chứng văn bản uỷ quyền thì phải làm sao?

    Theo Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài như sau:

    - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định Luật Công chứng 2014 và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

    - Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

    - Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V Luật Công chứng 2014, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014.

    Như vậy, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam được phép công chứng văn bản uỷ quyền. Theo đó, người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể đến các cơ quan này công chứng văn bản uỷ quyền để thực hiện các công việc ở Việt Nam.

    Cơ quan nào sẽ hướng dẫn, quản lý hoạt động công chứng ở nước ngoài?

    Theo Điều 69 Luật Công chứng 2014 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng, trong đó:

    - Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; 

    - Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

    Như vậy, bộ Ngoại giao sẽ là cơ quan phối hợp với Bộ Tư pháp để hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động công chứng ở nước ngoài. Bộ tư pháp sẽ báo cáo về hoạt động công chứng ở nước ngoài định kỳ hằng năm cho Chính phủ.

    Tại Việt Nam, cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực giấy tờ tiếng nước ngoài? 

    Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) như sau:

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

    - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

    - Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

    - Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

    - Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

    - Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

    Như vậy, Phòng Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

     
    762 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (23/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận