Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611094 30/04/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1707 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình bị xử lý thế nào?

    Thời gian qua, có người dân đã gửi câu hỏi đến cổng TTDT Bộ Công an về việc những người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe thay vì đóng phạt vì giá trị của chiếc xe rất nhỏ.

    Cụ thể, người dân đã gửi câu hỏi đến như sau: “Khi lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ rất nhiều phương tiện của người vi phạm. Sau đó, không ít trong số những người vi phạm nồng độ cồn đã bỏ lại xe, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp.  

    Từ thực tế trên, tôi xin hỏi, việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?”

    Theo đó, câu trả lời của Bộ Công an như sau:

    - Về trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người vi phạm, tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. 

    Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. 

    Tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. 

    - Về xử lý phương tiện hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng, tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: 

    Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. 

    Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. 

    Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.

    Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về vấn đề “Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?”.

    Theo Cổng TTDT Bộ Công an

     
    330 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (24/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận