haituanacb viết:Chẳng có gì là rủi ro cả, không ai giám chắc người trên 60 tuổi thì năng lực tài chính, uy tín trả nợ thấp hơn người dưới 60 tuổi cả. Cũng không ai dám nói người trên 60 tuổi thì không minh mẫn bằng người dưới 60 tuổ cả hay người trên 60 tuổi thì chết trước người dưới 60 tuổi cả (mà dù có chết khi còn vay mà có tài sản đảm bảo cũng chẳng sao cả).
Vấn đề là họ phải chứng minh được năng lực tài chính, khả năng trả nợ của họ.Và ngân hàng muốn hạn chế rủi ro thì phải thẩm định năng lực tài chính, thẩm định tài sản chính xác.
Theo tôi biết thì hầu hết các ngân hàng đều cho vay bình thường, cụ thể là nơi tôi đang làm việc. Mà trong tình huống này, người hỏi chỉ hỏi có phải giám định sức khỏe hay không thôi chứ chưa nói đến vay.
Thực tế thì cơ quan công chứng chỉ yêu cầu người lớn tuổi phải đi giám định sức khỏe khi lập di chúc, mà chỉ trong trường hợp công chứng viên thấy ngi ngờ người lập di chúc không còn minh mẫn tỉnh táo thôi chứ không phải mọi trường hợp lập di chúc đều phải có giấy chứng nhận sức khỏe.
hehe bác hành nghề công chứng chứ có phải là cán bộ tín dụng của ngân hàng đâu mà dám kết luận chuyện kinh doanh của ngân hàng không có gì rủi ro cả . Trong kinh doanh cái gì người ta không chắc thì không ai dám làm bác ạ , những ngân hàng có tên tuổi người ta dứt khoát từ chối trường hợp này , còn những ngân hàng nhỏ , mới ra đời chắc có khi cũng dám làm đấy chính vì vậy nên mới có vụ sát nhập ngân hàng .
Nếu người vay chết có tài sản đảm bảo cũng chẳng sao là điều đương nhiên nhưng ngân hàng muốn xử lý tài sản đó rất nhiêu khê thậm chí không xử lý được . Bác có thể kiểm tra thông tin này qua các bác làm pháp chế bên ngân hàng nhé