Người thật việc thật - Muốn kiện yêu cầu con nợ phải phá sản.

Chủ đề   RSS   
  • #367941 16/01/2015

    Người thật việc thật - Muốn kiện yêu cầu con nợ phải phá sản.

    Xin chào các anh chị trên diễn đàn.

    Hiện nay tôi có 1 trường hợp trong kinh doanh như sau:

    Tôi là chủ nợ, bên kia là con nợ (không biết dùng từ nào khác đành xài từ "con nợ"). Con nợ đã nợ quá hạn thanh toán 2 tháng, có đầy đủ chứng từ chứng minh:

    - Đơn đặt hàng của con nợ (ký tên đóng dầu tròn)

    - Biên bản giao hàng (bên nợ ký tên đóng dấu tròn)

    - Biên bản xác nhận nợ 2 bên ký, đóng dấu, lăn tay trước mặt UBND xã xác nhận 2 bên xác nhận vấn đề nợ nần trong tình trạng hoàn toàn tự nguyện, có ghi ngày tháng bắt đầu nợ, số tiền nợ rõ ràng.

    - Hóa đơn GTGT cho đơn hàng.

    Con nợ của tôi xét về tình là cố tình mua hàng của tôi mang về bán thu tiền mặt không thanh toán, âm mưu đã có sẵn khi công ty không sở hữu tài sản hay vốn lưu động nào khác, cửa hàng cũng là đi thuê. Các tài sản phục vụ kinh doanh như xe tải là đứng tên cá nhân của người chủ công ty chứ không đứng tên công ty.

    Trong hợp đồng kinh tế lập giữa 2 bên tôi có nội dung bảo đảm thanh toán như sau:

     

    Biện pháp bảo đảm công nợ:

    Trường hợp mua hàng theo phương thức thanh toán chậm trả, bên B phải thực hiện một trong các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng trả chậm như sau:

    a.      Thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh ngân hàng theo quy định của bên A và hồ sơ thế chấp được coi như một phụ lục của hợp đồng này.

                  b. Trường hợp bên B không thực hiện được việc thanh toán theo điều 3.2 trong hợp đồng này, thì mọi tài sản (gồm cả các tài sản đang thế chấp) thuộc sở hữu của bên B và của bà XXX và chồng bà XXX(số chứng minh nhân dân xxxxxxx cấp ngày xx/yy/zzzz tại TP. Hồ Chí Minh thường trú tại xxxyyyzzz - đại diện pháp luật của bên B ký hợp đồng này) bao gồm cả cửa hàng nhận làm đại lý cho bên A…..sẽ là tài sản đảm bảo cho các khoản công nợ. Bên A khi đó có toàn quyền thu hồi, quản lý sử dụng các tài sản nói trên để thu hồi khoản công nợ bên B còn thiếu với bên A mà bên B không có quyền thắc mắc hay khiếu nại gì khi bên A thực hiện các biện pháp kể trên.

    Câu hỏi tư vấn 1: Theo điều khoản nêu trên thì có hiệu lực trước pháp luật không, chẳng hạn xe tải và nhà cửa đứng tên của bà XXX, chồng bà XXX (nêu tên rõ trong hợp đồng) có được "mặc nhiên" trưng dụng trở thành tài sản bảo đảm kể từ khi bên A vi phạm điều 3.2 của hợp đồng?

    Câu hỏi tư vấn 2: tôi có thể kiện kết hợp như sau không: kiện đòi thanh toán, nếu trong thời hạn 30 ngày từ khi tòa án mời mà bên nợ không xuất hiện hoặc/và không trả tiền như tôi yêu cầu thì tòa chuyển sang thủ tục kiện yêu cầu phá sản công ty đã ký hợp đồng với tôi.

    Câu hỏi tư vấn 3: Trong khi tòa xử kiện thì tôi có quyền không chấp nhận đề nghị thanh toán nhỏ lẻ kéo dài mà chỉ được thanh toán 1 lần trong thời hạn mà tôi đặt ra được không?

    Câu hỏi tư vấn 4: Bên nợ có cách nào chống trả, lách để thoát được việc kiện yêu cầu phá sản của tôi không? Trừ khi họ ngay lập tức trả nợ? Tôi được biết nội tình của họ rất sợ bị tuyên phá sản nhưng xin phép không nói trên này vì rất có thể con nợ cũng tình cờ đọc được.

    Tư vấn của anh chị là căn cứ để tôi định hướng rõ nét sẽ bắt đầu theo kiện theo hướng nào để tiết kiệm thời gian chi phí. Hiện giờ do chưa có kinh nghiệm, chưa nắm rõ được hết luật nên tôi cảm thấy mông lung.

    XIn được anh chị em giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.

     

    Cập nhật bởi phambienngoc ngày 16/01/2015 08:20:40 CH
     
    2780 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #368479   21/01/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Xin tư vấn cho câu hỏi của bạn như sau: 

    Bạn cần phân biệt khởi kiện đòi nợ và khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản một doanh nghiệp là 2 thủ tục khác nhau. Mặc dù 2 thủ tục này đều là do Tòa án thụ lý giải quyết nhưng nếu bạn muốn đưa con nợ "vào tình trạng phá sản" thì bạn cần nghiên cứu cách thức tiến hành, điều kiện cần và đủ để tiến hành theo Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

    Câu hỏi 1: Thỏa thuận của bạn và con nợ là có lợi cho bạn, tuy nhiên thỏa thuận đó có giá trị pháp lý hay không còn phải tùy thuộc vào quy định của pháp luật. Theo đó, mặc dù bên con nợ đã đồng ý "thế chấp/cầm cố" các tài sản cho bạn nhưng lại không có giấy tờ chứng minh và chưa được pháp luật công nhận. Ví dụ như: hợp đồng thế chấp/ cầm cố được công chứng hoặc chứng thực... Do vậy khối tài sản trên không thể "mặc nhiên" thành tài sản bảo đảm khi con nợ vi phạm nghĩa vụ trả nợ được. Tuy nhiên, dựa trên thỏa thuận đó bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên phát mãi các tài sản này của con nợ để thu hồi nợ. Mình nói là có thể vì không chắc là Tòa án sẽ đương nhiên đồng ý với yêu cầu này của bạn. 

    Câu hỏi 2: Như mình đã nói, 2 trường hợp này là khác nhau và cách thức tiến hành khác nhau. Bạn chỉ được chọn 1. 

    Câu hỏi 3: Được. Đây là quyền của bạn. Thường thời hạn nhanh nhất là: ngay khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

    Câu hỏi 4: Nếu muốn yêu cầu Tòa án tuyên phá sản con nợ thì phải đưa ra được chứng cứ chứng minh con nợ đã "mất khả năng thanh toán" các khoản nợ đến hạn. Bạn có thể nghiên cứu Luật Phá Sản để làm. Tuy nhiên cách này không dễ.

    Bonus: Nếu con nợ ngay từ đầu đã có mục đích lừa dối bạn để lấy hàng của bạn bán thu tiền về: giả kinh doanh, giả trụ sở... bạn có thể xem xét tố cáo ra Cơ quan Công an về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".  

     

     

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |