Người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #87201 08/03/2011

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Người sử dụng lao động

    Xin hỏi về vấn đề ký HĐLĐ

    1 - Trong doanh nghiệp nhà nước, vai trò như thế nào mới được gọi là người sử dụng lao động ?
    2 - Trong doanh nghiệp nhà nước, việc ký HĐLĐ chỉ dành riêng cho chức danh nào ?
     
    53518 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Votanhung vì bài viết hữu ích
    ngkhtoan131 (08/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87224   09/03/2011

    ngocxitet
    ngocxitet

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1187
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Trong pháp luật lao động có các quy định như sau:

    1.LUẬT LAO ĐỘNG

    Điều 2.

    Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.

    Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

    Điều 6.

    Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

    Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

    2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09/5/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Điều 2.

    1. Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động:

    a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

    b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước;

    d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;

    ……………………………….

    3.THÔNG TƯ SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22/9/2003

    II. GIAO KẾT, THAY ĐỔI NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    1. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

    …………………………………………..

    Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã qui định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được uỷ quyền.”

    Như vậy với hai câu hỏi bạn đặt ra có thể trả lời như sau:

    1. 1. Người sử dụng lao động chính là doanh nghiệp, bạn không nên nhầm lẫn giữa người đại diện và người sử dụng lao động.
    2. 2. Câu trả lời đã nằm ngay ở phần thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH mà tôi đã trích dẫn ở phần trên.

     

    Chúc bạn một ngày vui vẻ./.

    Cập nhật bởi ngocxitet ngày 09/03/2011 08:36:19 AM

    Điều ta biết chỉ là một giọt nước

    Điều ta chưa biết là cả đại dương mênh mông.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ngocxitet vì bài viết hữu ích
    VEAMMOTOR (22/11/2012) locgiap (13/08/2018)
  • #87251   09/03/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Cám ơn bạn Ngoc xitet đã trả lời giúp Votanhung.
    Chúc bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống và thành công với nguyện ước của mình.

     
    Báo quản trị |