Người rừng Hồ Văn Lang và một số vấn đề của Luật Dân sự.

Chủ đề   RSS   
  • #281563 16/08/2013

    N.H.H

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Người rừng Hồ Văn Lang và một số vấn đề của Luật Dân sự.

    Gần đây câu chuyện về cha co người rừng Hồ Văn Lang- Hồ Văn Thanh đã trở nên rất nổi tiếng. Ai chưa biết có thể tìm hiểu tại đây :) http://goo.gl/7GxLnX

    Tóm tắt:

    40 năm trước ông Hồ Văn Lang bế con là Hồ Văn Thanh vào rừng sâu sinh sống. Hai người luôn lẩn tránh việc tiếp xúc với xã hội. Tuy nhiên tới tháng 7/2013, do ông Lang quá già yếu nên chính quyền địa phương và người thân mới có thể buộc ông Lang và con trai về đoàn tụ với gia đình và chăm sóc sức khỏe.

    Hiện nay ông Lang còn có một người con trai út là Hồ Văn Tri.

    Câu chuyện chỉ có thế nếu như không sảy ra sự kiện sau: 

    Sáng 15/8, ông Hồ Minh Lâm, người cháu ruột của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã tuyên bố trước đông đảo các nhà báo: “Hồi đầu tiên tôi cần nhà báo, bây giờ thì không cần nữa. Muốn phỏng vấn tôi nhà báo phải trả 500 ngàn, vài bữa nữa tăng lên 1 triệu đồng. Về “người rừng” chỉ mình tôi được nói!"

    ===========================================================================

    Khi đọc về lời tuyên bố của ông Lâm tôi chợt nghĩ tới một số vấn đề của luật Dân sự về năng lực hành vi; quyền nhân thân; đại diện và giám hộ:

     

    1. ông Lang và ông Thanh có được coi là "có năng lực hành vi đầy đủ" hay không? có căn cứ nào để cơ quan có thẩm quyền (tòa án) tuyên bố họ không có năng lực hành vi hay không.

    2. Nếu cha con ông Lang vẫn muốn trở về sống ở rừng thí có căn cứ pháp lý nào để người thân ngăn cản họ không?

    3. Trong trường hợp ông Lang và ông Thanh không có năng lực hành vi dân sự thì ai có thể là người giám hộ, đại diện cho họ?

    4. Phát biểu của ông Lâm là bảo vệ hay vi phạm quyền nhân thân (về tên gọi, hình ảnh) của ông Lang, ông Thanh.

     

    Xin mời mọi người tự phục vụ cà phê và cho ý kiến :)

    Cập nhật bởi N.H.H ngày 16/08/2013 05:00:20 CH Cập nhật bởi N.H.H ngày 16/08/2013 04:58:42 CH Cập nhật bởi N.H.H ngày 16/08/2013 04:53:33 CH
     
    5269 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn N.H.H vì bài viết hữu ích
    jube_nguyenminh (17/08/2013) admin (16/08/2013) TRUTH (16/08/2013) SAdmin (16/08/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #281655   17/08/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thứ nhất, về trường hợp có NLHVDS hay không, thì theo quy định tại Điều 22 BLDS 2005:

    Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

    Như vậy nếu bên bệnh việc xác nhận là ông Lang, ông Thanh không có khả năng nhận thức thì gia đình mới có thể yêu cầu tòa án tuyên bố mất BLHDS đc.

    Vì ông Lang còn có một người con nên anh ấy có thể làm giám hộ cho họ.

    Thứ hai, cái trường hợp về rừng sinh sống theo mình thì hình như hông có luật quy định là cấm người dân không được sống trong rừng, vì thế nếu họ muốn thì cũng không sai. Ở mặt khác vì ông vẫn còn con, và người con phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ, trong trường hợp này, cơ quan nhà nước cũng phải có sự quan tâm đến người dân nên họ bắt 2 người phải về nhà thôi.

    Thứ ba, trường hợp câu nói của ông Lâm thì đã có topic này thảo luận rồi - "Người rừng" đang bị người thân "hút máu" đem bán lấy tiền?

     
    Báo quản trị |