Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #574779 27/08/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?

    Cố tình trốn tránh xét nghiệm Covid-19 - Minh họa

    Cố tình trốn tránh xét nghiệm Covid-19 - Minh họa

    “Toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm. Ai không thực hiện thì phải đưa đi cách ly tập trung”, Chủ tịch TP Hà Nội tuyên bố. Người trong khu phong tỏa trốn tránh đi xét nghiệm vi phạm quy định nào?

    Tại buổi làm việc với quận Thanh Xuân sáng 25/8, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch TP Hà Nội đã chỉ đạo: “Toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm. Ai không thực hiện thì phải đưa đi cách ly tập trung”.

    Trao đổi với phóng viên Infonet về vấn đề này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng: Tất cả những người trong khu vực phong tỏa thì khi có triệu chứng phải báo ngay để được xét nghiệm sớm, tách F0 ra cộng đồng, tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

    “Đây là tuyên truyền vận động. Vì bản chất không phải tất cả người sống trong vùng phong toả đều là F1, mình không bắt làm gì cả.

    Những nhóm đối tượng bắt buộc phải làm xét nghiệm mà cố tình không đi thì đã được quy định tại Luật phòng chống truyền nhiễm, Nghị định hướng dẫn luật đã có các quy định, điều khoản hướng dẫn cụ thể rồi”, ông Tuấn nói.

    Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trịnh Thị Việt Kiều (Công ty Luật HTC Việt Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, người dân đang sinh sống tại các khu vực bị phong tỏa do Covid-19 cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan có thẩm quyền.

    Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19) là “bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”. Do đó, hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng, quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

    Theo luật sư, căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt. Như vậy, trường hợp này, mức trung bình của khung là 2 triệu đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được quá 3 triệu đồng.

     

     
    261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận