Người nước ngoài kết hôn với người Việt thì có được cấp quốc tịch Việt Nam không?

Chủ đề   RSS   
  • #602660 19/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người nước ngoài kết hôn với người Việt thì có được cấp quốc tịch Việt Nam không?

    Thông thường một số nước trên thế giới có chính sách kết hôn giữa 2 quốc tịch thì người không thuộc nước sở tại sẽ được cấp quốc tịch theo vợ hoặc chồng. Thì tại Việt Nam trường hợp này cũng không ngoại lệ, vậy người nước ngoài kết hôn với người Việt thì có được cấp quốc tịch Việt Nam không?
     
    nguoi-nuoc-ngoai-ket-hon-voi-nguoi-viet-thi-co-duoc-cap-quoc-tich-viet-nam-khong?
     
    1. Điều kiện để người nước ngoài nhập tịch Việt Nam quy định ra sao?
     
    Người nước ngoài khi kết hôn với người Việt Nam căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 để xem có thuộc điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam hay không.
     
    (1) Điều kiện chung cho người nước ngoài nhập tịch Việt Nam
     
    Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
     
    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
     
    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
     
    - Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
     
    - Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
     
    - Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
     
    (2) Trường hợp khác người nước ngoài được xem xét nhập tịch 
     
    Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ pháp luật Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
     
    - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
     
    - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
     
    - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     
    2. Những điều kiện bắt buộc khi đã nhập quốc tịch Việt Nam
     
    Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại mục (2), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
     
    Đồng thời, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
     
    Lưu ý: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
     
    Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
     
    3. Người nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ gì để nhập tịch
     
    Người nước ngoài cưới người Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
     
    * Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
     
    - Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
     
    - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.
     
    - Bản khai lý lịch.
     
    - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
     
    4. Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài
     
    Căn cứ Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam thực hiện như sau:
     
    Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
     
    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
     
    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
     
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
     
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
     
    Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài.
     
    Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
     
    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
     
    Như vậy, người nước ngoài cưới công dân Việt Nam thì đương nhiên được nhập tịch mà không cần đáp ứng điều kiện về tiếng nói và thời gian thường trú. Nhưng phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản khác và có đầy đủ giấy tờ chứng minh hợp pháp.
     
    4897 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (01/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận