Người nước ngoài đứng tên doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #557431 07/09/2020

    tlhk99

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Người nước ngoài đứng tên doanh nghiệp?

    Người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam có cần phải về Việt Nam hay người khác ở Việt Nam đứng tên công ty được không?

     
    1985 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tlhk99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557710   12/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo các quy định tại Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Cam kết WTO của Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Người nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam trong hầu hết các ngành dịch vụ và kinh doanh thương mại. Khi Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam, có một số điểm cần lưu ý như sau:

    + Đối với từng lĩnh vực đầu tư sẽ có điều kiện riêng về thủ tục, về tỷ lệ góp vốn, về tài liệu cần chuẩn bị.

    + Khi thành lập công ty tại Việt Nam người nước ngoài phải chứng minh năng lực tài chính để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.

    Theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp, việc người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam thì cần thực hiện trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Người nước ngoài có thể đứng tên để thành lập doanh nghiệp mà không cần người khác ở Việt Nam đứng tên công ty.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanhh18 vì bài viết hữu ích
    tlhk99 (13/09/2020)
  • #558947   28/09/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Người nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam theo nhu cầu nếu KHÔNG thuộc các trường hợp sau:

    - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Cam kết số 318/WTO/CK về dịch vụ, hiện diện thương mại tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ cam kết tương ứng với phạm vi hoạt động của mình, bao gồm cả các điều kiện giới hạn.

    gười nước ngoài phải tiếp tục thực hiện các thủ tục về đầu tư, cụ thể:

    Đầu tiên, người này cần xem xét dự án dự định đầu tư có thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31, 32 của Luật Đầu tư năm 2014.

    Tiếp theo, tùy trường hợp mà người này thực hiện thủ tục tương ứng dưới đây:

    Nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại Điều 33, 34, 35 của Luật Đầu tư năm 2014.

    Khi hoàn thành thủ tục, người này sẽ được cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

    Nếu không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 37, 38 của Luật Đầu tư năm 2014; được hướng dẫn bởi Điều 28, 29 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

    Cuối cùng, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    Trường hợp người nước ngoài đáp ứng các điều kiện để đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì vẫn có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mà không cần phải nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập.

     
    Báo quản trị |  
  • #558966   28/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
     
    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
     
    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
     
    3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
     
    Pháp luật không có yêu cầu người đại diện theo pháp luật của công ty phải là người Việt Nam. Pháp luật chỉ yêu cầu công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Do đó bạn của bạn vẫn có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |