Người nhận cọc vi phạm cam kết thì người đăt cọc có đòi tiền được không?

Chủ đề   RSS   
  • #606072 13/10/2023

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Người nhận cọc vi phạm cam kết thì người đăt cọc có đòi tiền được không?

    Khi mua 1 lô đất, đã đăt cọc, trong thỏa thuận đăt cọc bên bán có cam kết không tranh chấp nhưng khi đến phòng tài nguyên và UBND xã thì bên đó báo là đang tranh chấp. Ở văn phòng công chứng thì do chưa cập nhật lên hệ thống nên vẫn công chứng như thường. Giờ người đặt cọc làm sao để đòi lại tiền đặt  cọc

    Người nhận cọc vi phạm cam kết thì người đăt cọc có đòi tiền được không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

    Theo đó, trong hợp đồng đặt cọc có điều khoản bên nhận đặt cọc cam kết không tranh chấp, tuy nhiên trên thực tế có tranh chấp xảy ra. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên không thể giao kết và thực hiện được là do lỗi hoàn toàn thuộc về bên nhận cọc đã vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đặt cọc. Do đó, người đặt cọc có thể khởi kiện yêu cầu bên nhận cọc hoàn trả lại số tiền mà mình đã đặt cọc.

     

    Quy trình khởi kiện hợp đồng đặt cọc

    Khởi kiện là phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự thông qua Tòa án; đây là phương thức giải quyết được hầu hết các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp, kết quả giải quyết được bảo đảm thi hành bởi Nhà nước (cơ quan thi hành án dân sự) nhưng thời gian giải quyết lâu hơn và phải nộp tạm ứng án phí, án phí.

    Khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tiến hành theo thủ tục như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

    Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

    - Đơn khởi kiện;

    - Danh mục tài liệu, chứng cứ (không bắt buộc phải nộp hết tài liệu mà chỉ cần nộp tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện).

    - Bản sao giấy tờ của người khởi kiện: Hộ khẩu, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

    Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

    Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

    - Hình thức nộp đơn khởi kiện:

    Người khởi kiện nộp đơn theo một trong các hình thức sau:

    + Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền như trên (thực tế chủ yếu nộp theo cách này).

    + Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo đường bưu điện.

    + Gửi thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

    Bước 3: Tòa nhận đơn, xử lý đơn, thụ lý đơn

    Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử

    Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc không quá 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng thời gian không quá 06 tháng); khi hết thời hạn trên Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.

    Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định, nếu không bản án sẽ có hiệu lực.

    Như vậy, khi người nhận đặt cọc vi phạm cam kết trong HĐ đặt cọc thì người đặt cọc có quyề đòi ại số tiền đặt cọc và tiến hành khởi kiện theo quy định như trên.

     

     
    175 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận