Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?

Chủ đề   RSS   
  • #607455 13/12/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?

    Bằng lái xe máy là chứng chỉ được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy, xe mô tô tham gia giao thông. Số lượng người dân sử dụng xe máy ở nước ta rất lớn do đó không tránh khỏi những trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả. Vậy sử dụng bằng lái giả có bị phạt?
     
     
    1. Bằng lái xe máy được cấp cho ai?
     
    Cụ thể tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã phân hạng giấy phép lái xe máy (GPLX) hạng A1, A2 và A3 cho các đối tượng sau đây:
     
    - Hạng A1 cấp cho:
     
    + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
     
    + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
     
    - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
     
    - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
     
    Để được cấp GPLX theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện thì người này phải làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ sát hạch GPLX định kỳ, theo đó phải trải qua kỳ sát hạch GPLX với 2 vòng bao gồm:
     
    - Thi lý thuyết được thực hiện trên máy tính.
     
    - Thi thực hành trên loại xe máy mà cơ sở đào tạo tổ chức.
     
    Nếu người dự thi sát hạch vượt qua cả 2 hình thức thi trên thì sẽ được cấp GPLX theo hạng mà mình dự thi.
     
    2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPLX máy?
     
    GPLX là một chứng nhận được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy do cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép khi đã vượt qua kỳ sát hạch lái xe.
     
    Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT) quy định cơ quan quản lý sát hạch, cấp GPLX bao gồm: 
     
    - Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi cả nước.
     
    - Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX.
     
    - Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
     
    - Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
     
    Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp GPLX máy trên cả nước còn tại các tỉnh/thành sẽ do Sở GTVT quản lý việc cấp. Trường hợp người mua bằng lái xe giả mà bằng lái không được cấp từ các cơ quan này sẽ bị phát hiện và xử phạt.
     
    3. Mua bằng lái xe máy giả bị xử phạt ra sao?
     
    Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả, mức phạt cụ thể như sau:
     
    - Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
     
    Không có GPLX hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa;
     
    + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia;
     
    + Sử dụng GPLX không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX).
     
    - Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
     
    + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
     
    + Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa;
     
    + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia;
     
    + Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX).
     
    Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bằng lái xe giả còn tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ.
     
    Ngoài ra, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: 
     
    Người làm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 
     
    211 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (29/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận