Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?

Chủ đề   RSS   
  • #286154 13/09/2013

    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?

    “Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người”, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội.


    Bạn đọc luonghoan172…@gmail.com có gửi thư hỏi: Trong trường hợp người mẹ sinh con ra nhưng đứa con bị quái thai, dị tật nặng, do áp lực của gia đình và sợ dị nghị của xã hội nên đã bỏ mặc đứa bé cho tới chết thì có bị xử lý hình sự không? Và trách nhiệm ra sao?

    Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội trả lời:

    Về mặt pháp luật  không có bất cứ quy định cụ thể nào cho phép việc từ bỏ con bị quái thai cả. Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người

    Ảnh minh họa.

    Vì thế, có thể hiểu rằng việc từ bỏ (giết) con bị quái thai là một hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Việc từ bỏ hầu hết sẽ dẫn đến cái chết của đứa trẻ, và có thể quy về tội Giết con mới đẻ hoặc tội Giết người tùy theo mức độ, tính chất cũng như điều kiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi phạm tội.

    Bộ luật hình sự đã quy định tại điều 94 về việc “người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

    Về mặt thực tế mặc dù khoa học kỹ thuật đã tiến bộ, có thể siêu âm để tìm ra dị tật, dị dạng của thai nhi nhưng trường hợp sinh con quái thai vẫn có thể xảy ra. Và đã có trường hợp người mẹ từ bỏ đứa con của mình bởi nhiều lý do khác nhau. Khi đó việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này cũng không phải “thẳng tuột” là cứ mang pháp luật ra để xử “tù” bởi phần nào xã hội cũng có cái nhìn đồng cảm hơn cho hoàn cảnh của người mẹ.

    Thực tế tôi cũng chưa thấy trường hợp từ bỏ con quái thai nào bị xử lý hình sự đến mức phải ngồi tù cả. Hoặc có thể xảy ra ở địa phương nào mà tôi chưa biết.

    “Cần phải nói là pháp luật hiện hành nghiêm cấm xâm hại tới sức khoẻ, tính mạng của người khác dưới mọi hình thức (trừ trường hợp thi hành án đối với người phạm tội bị tuyên án tử hình bằng một bản án có hiệu lực pháp luật)

    Theo hướng dẫn tại nghị quyết 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì người mẹ do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…) mà giết hại con mới mới sinh ra trong bảy ngày trở lại thì sẽ bị xử lý về tội giết con mới đẻ theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự. Nếu đứa trẻ sinh ra đã được nuôi dưỡng sau 7 ngày thì bị người mẹ giết chết thì người mẹ bị xử lý về tội giết người với tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội đối với trẻ em.”

    Luật sư Trần Anh Dũng, công ty luật Đại Phúc

    Đây là 1 bài báo mình mới được đọc, vấn đề này mọi người bàn luận sao về 1 câu hỏi: "Có nên bỏ truy cứu TNHS với những trường hợp này?". :D Đây chỉ là 1 câu hỏi đặt ra để mọi người đưa ý kiến thôi.

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    8777 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn songdehoivahoc vì bài viết hữu ích
    danusa (14/09/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #286210   14/09/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Khó nghĩ nhỉ? Xét về 2 phương diện:

    - Xã hội, luật pháp thì không chấp nhận việc sinh con rồi lại giết, như vậy là trái luân thường đạo lý.

    - Về người mẹ: mặc cảm vì con không đầy đủ chân tay, bình thường như người ta. 

    Biết làm sao nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #286252   14/09/2013

    songdehoivahoc
    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    "Có nên bỏ truy cứu TNHS đối với tội này" . @@ 1 Câu hỏi rất khó, xét theo truyền thống dân ta thì việc bỏ thế là không được (ngay truyện Sọ Dừa đã nêu lên rõ điều này). Nhưng xét về thực tế của người mẹ thì nó có nhiều hoàn cảnh khổ tâm lắm. VD 1 trường hợp người mẹ đó rất nghèo khổ, gia đình thân thích ít, lại còn bị hiếp dâm rồi sau đó sinh ra 1 quái thai. Kinh tế bà ta không đủ nuôi bà ta giờ lại thêm 1 đứa con dị tật,... Câu hỏi này khó mà. 

    @@ Nên không biết việc truy cứu TNHS nên giữ hay nên bỏ 

    Cập nhật bởi songdehoivahoc ngày 14/09/2013 03:02:38 CH

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    Báo quản trị |  
  • #567094   29/01/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Thật sự rất khó xét trong trường hợp này. Con quái thai khi sinh ra không được như những đứa trẻ bình thường, người mẹ khi nhìn con cũng thấy đau lòng, con lại phải chịu thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác, người mẹ sẽ trở nên rất khổ tâm. Nhưng xét về xã hội, việc từ bỏ con là việc đáng lên án. Nhưng trường hợp này phải làm sao?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567445   31/01/2021

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Đây là một vấn rất khó để có thể mổ xẻ một cách toàn diện trên tất cả các mặt bao gồm pháp lý và xã hội. Ở đây, ta thấy rằng Pháp luật nghiêm cấm xâm hại sức khỏe, tính mạng của con người. ở đây, mặc dù sinh ra đứa trẻ không kinh dị đến đâu chăng nữa thì cũng là một con người và được pháp luật bao vệ. Tuy nhiên, xét trên phương diện xã hội thì nhiều quan điểm cho rằng đứa trẻ sẽ là một gánh nặng cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng sự phát triển giống nòi và cần thiết phải bị loại bỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #567465   31/01/2021

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Con là do mình sinh ra, dù con có như thế nào thì người mẹ cũng hải có trách nhiệm nuôi dưỡng, việc người mẹ từ bỏ con tại một nước như Việt Nam hiện nay là không thể chấp nhận được. Ai sẽ là người chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ này khi chính người mẹ, người sinh ra đã từ bỏ nghĩa vụ này?

     
    Báo quản trị |  
  • #570844   28/04/2021

    Về mặt pháp luật không có bất cứ quy định cụ thể nào cho phép việc từ bỏ con bị quái thai cả. Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe , nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người

     

     
    Báo quản trị |