Người mất một chân có được phép lái xe ô tô?

Chủ đề   RSS   
  • #595481 14/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người mất một chân có được phép lái xe ô tô?

    Ngày 12/12, mạng xã hội lan truyền clip quay lại cảnh một vụ tai nạn giao thông tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

    Theo nội dung clip, một chiếc ô tô 5 chỗ màu đỏ hư hỏng nặng sau khi va chạm với một ô tô khác. Người điều khiển chiếc xe được người dân yêu cầu ra khỏi xe. Điều bất ngờ là tài xế này bị cụt toàn bộ chân phải.

    Vậy theo quy định của pháp luật, người khuyết tật, hay cụ thể người cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân thì đủ điều kiện cấp GPLX không?

    Người khuyết tại có được cấp GPLX B1 không?

    Căn cứ tại Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định Đào tạo lái xe đối với một số trường hợp đặc thù như sau:

    - Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo:

    + Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

    + Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

    - Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

    + Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

    + Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

    Như vậy, theo quy định trên, người khuyết tật đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe vẫn được đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. 

    Người c.ụt một chân có được cấp GPLX B1?

    Theo phụ lục số 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe quy định, thì người bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) không đủ điều kiện để lái xe hạng A1 hoặc hạng  B1.

    Khi đã không đủ điều kiện sức khỏe để lái xe hạng B1 (xe ga tự động) thì công dân sẽ không được dự thi sát hạch GPLX nên không thể có GPLX B1

    Tuy nhiên, trong trường hợp nếu một người chỉ bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân, các chân và tay còn lại vẫn hoàn toàn bình thường cả về giải phẫu và chức năng thì người đó đủ điều kiện (về cơ - xương - khớp) để lái xe hạng A1 hoặc hạng B1.

    Người không có GPLX khi tham gia giao thông bị phạt như thế nào?

    Người không có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông thì có thể bị phạt đến 6 triệu đồng căn cứ tại Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP

    Trường hợp gây tai nạn giao thông thì mức phạt có thể lên đến 12 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước 1-3 tháng hoặc tịch thu giấy phép lái xe theo quy định.

    Nếu vụ tai nạn gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đủ để xem xét trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

    Ngoài ra người thực hiện hành vi vi phạm giao thông đường bộ trong tình huống này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

     
    1836 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596938   09/01/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Người mất một chân có được phép lái xe ô tô?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, với các quy định của pháp luật hiện nay thì việc người khuyết tật vẫn có thể được cấp giấy phép lái xe được đpá ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về giao thông.

     
    Báo quản trị |