Chào bạn!
Vấn đề bạn thắc mắc nghe qua có vẻ thiếu sự đồng bộ, nhưng thực ra nó chẳng thiếu tý nào. Bởi trong tố tụng hình sự hay bất cứ lĩnh vực nào, việc xác định ngày tháng sinh trong trường hợp không có tài liệu chứng minh cụ thẻ đều phải dựa trên nguyên tắc có lợi.
Trong tố tụng hình sự, việc xác định ngày tháng sinh của bị can, bị cáo và người bị hại chưa thành niên có sự khác nhau.
Đối với bị can, bị cáo thì nếu xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thi phải lấy ngày cuối tháng đó; xác định được úy nhưng khong xác định được ngày tháng thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quy đó; nếu xác định được nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì phải lấy ngày 30/6 hoặc 31/12 (tương ứng với nửa đầu năm hay nửa cuối năm); nếu khong xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào thì phải lấy ngày 31/12 của năm đó.
Còn đối với người bị hại chưa thành niên thì ngược lại, phải lấy ngày 01/01 tương ứng.
Vì sao lại như vậy? Vì như đã nói ở trên, cả hai phương pháp xác định này đều phải dựa trên nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Cách xác định về cuối đối với bị can, bị cáo sẽ có lợi khi độ tuổi nằm ở ranh giới giữa có phạm tội hay không phạm tội, phải chịu TNHS hay không phải chịu, giữa chưa thành niên hay đã thành niên... Còn cách xác định về đầu của người bị hại cũng có lợi cho bị can, bị cáo trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm do hành vi của họ gây ra, xác định họ phạm tội gì, có phải chịu tình tiết tăng nặng hay không...
Tương tự thì việc xác định độ tuổi của người ứng cứ về đầu cũng là đảm bảo nguyên tắc có lợi cho chính người ứng cử như xác định họ đã đủ tuổi để ứng cử hay chưa, được ứng cử vào nhxng cương vị gì...
Trong tố tụng hình sự, nguyên tắc xác định độ tuổi nói trên được hướng dẫn tại mục 11 Phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!