Người đang hưởng lương hưu khi ký hợp đồng lao động thì có phải đóng BHYT hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #509846 11/12/2018

    quan_vanphu

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Người đang hưởng lương hưu khi ký hợp đồng lao động thì có phải đóng BHYT hay không?

    Luật sư cho tôi hỏi!

    Khi người đang hưởng lương hưu hàng tháng do cơ quan BHXH chi trả mà ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, có lao động, có tiền lương thì có phải đóng Bảo hiểm y tế hay không? Xin cảm ơn!

     
    20165 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quan_vanphu vì bài viết hữu ích
    TTYTHTamDuong (18/02/2019) doloan61 (15/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509898   12/12/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 2 Điều 12 Luật BHYT 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

    “2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm: 

    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 

    b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; 

    c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; 

    d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”. 

    Và Khoản 2 Điều 84 Luật BHXH 2014 quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

    “2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành”.

    Như vậy, người được hưởng lương hưu vẫn phải đóng BHYT nhưng do cơ quan BHXH đóng. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    quan_vanphu (14/12/2018) vannt48@gmail.com (26/12/2018) nangnguyenthi (18/03/2019) HangLuong123 (05/03/2019)
  • #510017   13/12/2018

    quan_vanphu
    quan_vanphu

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Lời đầu tiên xin cảm ơn Luật sư đã tư vấn giúp tôi. Tuy nhiên tôi xin hỏi thêm Luật sư để bản thân nắm bắt vấn đề được rõ hơn.

    Tôi thấy cũng tại Điều 12 Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Khoản 1 là : 

    “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật."

    rồi mới đến Khoản 2 như Luật sư đã dẫn.

    Cũng theo Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì tại Khoản 2 Điều 13 quy định : 

    "2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."

    Như vậy, vì sao người hưởng lương hưu khi ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, có lao động, có tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHYT theo khoản 1 Điều 12 lại không đóng theo khoản 1 Điều 12 mà đóng BHYT theo khoản 2 Điều 12.

    Rất mong Luật sư tư vấn giúp để bản thân không vi phạm pháp luật. Cảm ơn Luật sư nhiều!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510093   14/12/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

    c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

    d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp…

    Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

    …2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng...”

    Tại Khoản 9 Điều 123 Luật BHXH 2014 quy định: Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Theo thông tin bạn cung cấp, người này đang hưởng lương hưu hàng tháng do cơ quan BHXH chi trả và bây giờ ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng trở lên thì người này sẽ đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định là nhóm do tổ chức BHXH đóng. Do vậy, người này sẽ được tổ chức BHXH đóng BHYT chứ không bắt buộc người sử dụng lao động đóng. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    quan_vanphu (14/12/2018) nangnguyenthi (18/03/2019)
  • #510322   17/12/2018

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Xin hỏi lại luật sư về vấn đề xác định đối tượng:

    Ông A đang làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng > ông A thuộc điểm a, khoản 1 điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.

    Ông A cũng đang hưởng lương hưu > ông A thuộc điểm a khoản 2 điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.

    Và theo khoản 2 điều 13 Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì "Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."

    Ở đây ông A vừa là đối tượng đầu tiên của khoản 1 vừa là đối tượng đầu tiên của khoản 2, vậy thì chúng ta xác định thứ tự như thế nào để nói rằng ông A sẽ tham gia BHYT theo đối tượng ở khoản 2 (do BHXH đóng) mà không phải tham gia BHYT theo đối tượng ở khoản 1 - mà nếu xếp theo thứ tự thì khoản 1 phải xếp trước khoản 2 chứ ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    quan_vanphu (17/12/2018)
  • #510409   18/12/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì:
     
    “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
     
    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
     
    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
    ...
    2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
     
    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
    ...
     
    Theo quy định này thì trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu mà tiếp tục ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp sẽ thuộc cả 2 đối tượng tham gia BHYT gồm: nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do cơ quan BHXH đóng
     
    Để xác định bên nào sẽ đóng, ta căn cứ quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế tại Khoản 2 Điều 13 Luật này. Cụ thể:
    ...
    2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
     
    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất." 
     
    Như vậy, trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế thì đối tượng đầu tiên đóng BHYT là nhóm do người sử dụng lao động đóng. Trong trường hợp này doanh nghiệp của bạn vẫn phải đóng BHYT khi ký kết hợp đồng từ 03 tháng trở lên đối với người lao động đang hưởng lương hưu.
     
    Báo quản trị |  
  • #510427   19/12/2018

    Xin chào mọi người.

    1. Ông A đang hưởng lương hưu > ông A thuộc điểm a khoản 2 điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.

    ==> Đây là vấn đề đầu tiên các bạn nên chú ý.

    2. Sau đó ông A đi ký HĐLĐ từ đủ 3 tháng > ông A thuộc điểm a, khoản 1điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.

    ==> Đây là vấn đề sau.

    Từ 2 vấn dề trên thì các bạn xác định hộ mình là ông A thuộc khoản nào đầu tiên và các bạn sẽ hiểu là ông A phải làm như thế nào là đúng nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #510504   20/12/2018

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Gửi bạn Foster-vietnam, đây là nơi tư vấn của Luật sư, do đó mình nghĩ nên để Luật sư vào giải đáp sẽ hợp hơn (xin lỗi nếu bạn là luật sư).

    Còn về quan điểm của bạn thì mình có thể trích dẫn lại quy định để bạn xem lại:

    Và theo khoản 2 điều 13 Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì "Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."

    Như vậy, việc xác định "đầu tiên" ở đây phải căn cứ theo thứ tự của điều 12 chứ không phải căn cứ theo thời gian. Do đó, việc phân tích theo thời điểm mà bạn đưa ra là không phù hợp.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    NgocHoLaw (21/12/2018)
  • #513911   19/02/2019

    con gái tôi không thi đậu công chức giáo dục (cấp trung học cơ sở) và đang hợp đồng dạy thể dục, mỹ thuật, thủ công tại một trường tiểu học; thời gian hợp đồng 1 năm nhưng không được nhà trường cho tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (bắt buộc); xin cho hỏi như vậy có đúng không ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514129   23/02/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

    Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

    Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Hợp đồng lao động mà con bạn  đã ký với nhà trường có thời hạn là 01 năm nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, nhà trường có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho con bạn. Việc nhà trường không đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là đã thực hiện trái với quy định của pháp luật lao động.

    Cụ thể, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

    Thứ hai, về mức xử phạt đối với đơn vị không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

    Khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội, Công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

    Như vậy, khi Nhà trường không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    “2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Nếu đối chiếu với quy định viện dẫn trên, bạn thấy nhà trường vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội và để bảo vệ quyền lợi của mình, con gái bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban giám hiệu, Hiệu trưởng, tổ chức Công đoàn để yêu cầu người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội; Hoặc là bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết, hoặc giải quyết của nhà trường mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi nhà trơngf đóng trụ sở, yêu cầu giải quyết theo quy định. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #514336   26/02/2019

    Chào luật sư, 

    Cho em hỏi:

    Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH được nhận BHXH một lần sau khoảng thời gian bao lâu kể từ khi nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH?

     
    Báo quản trị |  
  • #514484   27/02/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:

    “Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội“.

    Theo quy định trên, bạn đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm và sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;