Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

Chủ đề   RSS   
  • #450042 21/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    “Có làm thì ắt có sai sót” – đó là điều không thể tránh khỏi, muốn không sai thì trừ khi đừng làm, vì không làm thì sẽ không sai. Đời người ai cũng sẽ có những sai sót, nhẹ thì có thể trả giá bằng tiền, nặng thì trả giá bằng tù tội…Đôi khi đến lúc bị trả giá họ mới phát hiện mình sau. Rất nhiều thứ, nhưng đó là đứng ở góc độ của người dân.

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai

    Vậy còn ở góc độ của người đại diện cho cơ quan công quyền thì sao?

    Nếu họ làm sai thì người dân cần phải có thái độ, hay cách xử lý như thế nào được cho là phù hợp để không bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ?

    Lấy ví dụ một vài trường hợp thực tế:

    1. Nếu bạn đang tham gia giao thông, bạn biết chắc rằng bạn không vi phạm, nhưng vô tình bạn bị nhầm trong nhóm những người vi phạm khác.

    Phía CSGT cứ một mực nói rằng bạn và nhóm người đó là vi phạm, nhưng bạn thì cứ một mực là mình luôn chấp hành đúng luật giao thông, không có camera nên cũng khó có bằng chứng giải quyết. Và rồi  họ ép bạn phải ký vào biên bản nộp phạt. Lúc này, bạn không đồng ý với việc họ phạt bạn, thì phải làm thế nào?

    Không đồng ý với biên bản xử phạt có đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải mất thời gian để giải quyết điều này, cùng với đó bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt nặng thêm là rất cao?

    2. Một gia đình có 5 người bị giết, hầu hết đều chết, còn sót lại mỗi cháu bé nhưng cũng thương tích đầy mình, nằm mê mản bất tỉnh, luôn gọi tên người chú nào đó của nó. Thế là cơ quan điều tra cho rằng ông chú đó chính là thủ phạm, càng điều tra thì dường như mọi chứng cứ đều đổ dồn về ông chú này, khiến cho ông dù nói rằng tôi không biết hoặc mình không liên quan đến vụ việc này cũng khó có thể thuyết phục được họ.

    Cuối cùng, án tử hình cũng đã được tuyên với ông chú này. Thế nhưng, sự thật là đâu, là ông ấy không vi phạm, là cơ quan điều tra sai, nhưng chứng cứ vẫn cứ nằm ở đó, vẫn cứ nghiêng về phía cơ quan điều tra.

    Sẽ ra sao nếu như khi ông đã chết (vì bị tử hình), mới có tình tiết mới phát hiện rằng, ông không hề giết gia đình đó, mà một tên X, tên Y nào đó, ông sẽ được bồi thường danh dự của mình khi đã chết sao?

    (Gì chứ mấy cái tin bồi thường, minh oan thì nó không được mấy ai quan tâm bằng tin liên quan đến truy nã, cảnh giác đâu mấy bạn, dùng facebook một thời gian chắc các bạn cũng hiểu rõ về cái này nhỉ)

    Vậy lúc này, ai sẽ chịu trách nhiệm về sai sót này, xử lý cá nhân từng tham gia điều tra, xét xử vụ án hay xử lý cả tập thể…rồi sau đó, không phải cá nhân từng tham gia vụ án mà đại diện cho cơ quan công quyền đứng ra xin lỗi, bồi thường…Tiền bồi thường đó lấy từ đâu?

    P/S: Các bạn có thể giúp mình giải đáp chuyện khó nghĩ này hông?  

     
    75554 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<5678>
Thảo luận
  • #561638   30/10/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà admin đã chia sẻ. Tuy thời này đã khác nhưng các trường hợp con kiến kiện củ khoai vẫn là rất hạn chế. Mong rằng pháp luật sẽ sớm có cơ chế để người dân tự tin hơn khi đối đầu những cơ quan công quyền sai phạm.

    Cập nhật bởi HNP1997 ngày 31/10/2020 12:09:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #561875   31/10/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Thực ra hiện nay đã có pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhưng việc giải quyết các vấn đề "không hài lòng" của người dân vẫn còn hạn chế, thủ tục rườm rà và nhất là tố cáo  - thủ tục gây ảnh hưởng kể cả đến tính mạng, sức khỏe người tố cáo. Do đó, cơ quan áp dụng pháp luật nên có cơ chế để hoàn thiện hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #563309   25/11/2020

    alodaohan
    alodaohan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhiều tính huống éo le quá nhỉ. Những lúc này mới thấy tình người ở đâu

     
    Báo quản trị |  
  • #563466   26/11/2020

    truonghang2002
    truonghang2002

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    “Có làm thì ắt có sai sót” – đó là điều không thể tránh khỏi, muốn không sai thì trừ khi đừng làm, vì không làm thì sẽ không sai. Đời người ai cũng sẽ có những sai sót, nhẹ thì có thể trả giá bằng tiền, nặng thì trả giá bằng tù tội…Đôi khi đến lúc bị trả giá họ mới phát hiện mình sau. Rất nhiều thứ, nhưng đó là đứng ở góc độ của người dân.

    Sống tối giản - Luôn mỉm cười

    https://vicuocsongsuckhoe.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truonghang2002 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2020)
  • #564208   30/11/2020

    Khi nhân dân làm sai thì có thể ngay lập tức bị chịu phạt và xin lỗi trong khi cơ quan nhà nước sai thì xin lỗi dân và nhân dân không thể làm gì được họ. Việc làm không tránh khỏi sai sót nhưng hãy hình xử có trách nhiệm trước những sai sót của bản thân mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565815   30/12/2020

    Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, cũng là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

    Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân, thực hiện việc khiếu nại, tố cáo trái qui định và có những hành vi phạm pháp luật trong khiếu nại, tố cáo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573785   20/07/2021

    Thật ra mà nói thì việc cơ quan công quyền sai không phải là hiếm gặp trong cuộc sống. Nhưng để làm ra lẽ với các cơ quan này thì rất tốn thời gian, công sức hay tiền bạc. Vì vậy, nhiều người vẫn chọn giải quyết nhanh cho xong chuyện mà không muốn phải dây dưa làm gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #573973   27/07/2021

    Đầu tiên, mình xin cảm ơn vì tác giả đã đưa ra một câu hỏi rất hay. Người dân chúng ta phải làm gì khi cơ quan công quyền sai? Một câu hỏi mà mình nghĩ là có nhiều người cũng cùng thắc mắc với tác giả. Để cơ quan công quyền chứng minh người dân sai là rất dễ còn để người dân chứng minh cơ quan công quyền sai là rất khó. Xét ví dụ đầu tiên của bạn, người tham gia giao thông thấy mình không sai và CSGT cũng không có căn cứ chứng minh mình sai, tại sao mình phải ký vào biên bản nộp phạt. Nếu mình nhất quyết không thừa nhận và không ký tên thì CSGT sẽ làm gì được mình? Đó là câu hỏi mà ít ai trả lời được vì hầu như khi gặp những sự việc như thế này thì mọi người chọn cách giải quyết nhanh đó là chấp nhận bị xử phạt để được thả đi nhanh chóng. Vì không ai muốn tốn thời gian day dưa với CSGT, hay không muốn đối mặt với các thủ tục kiện cáo lằng nhằng phía sau. Đó là với những vụ việc nhỏ không đáng là bao.

    Tuy nhiên, đối với những vụ án như ở ví dụ 2 thì sao? Vì sự sai sót của cơ quan công quyền mà một người vô tội bị kết án với tội danh giết người. Và những vụ việc như vậy ở trên thực tế không phải không xảy ra. Vậy những sai phạm này người dân phải làm sao khi thủ tục để điều tra giải quyết là quá mức phức tạp và tỷ lệ thành công là không cao. Những quy định để điều chỉnh vấn đề này trên thực tế vẫn chưa hề được thực thi một cách phù hợp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576041   30/09/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết, khiếu nại, tố cáo hiện nay đều cần có quy trình, thủ tục nhất định và việc giải quyết không phải nhanh, cho nên nhiều trường hợp người dân ngại không muốn khiếu nại, tố cáo và nhiều trường hợp làm ngơ cho qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #579852   28/01/2022

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Việc cơ quan công quyền sai là một vấn đề không phải là ít khi xảy ra. Vì đã có làm thì ắt có sai. Và đôi khi việc sai này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Do đó, Nhà nước cũng đã trao cho người dân một số quyền như tố cáo, khiếu nại, khởi kiện… để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình. Cảm ơn tác giả, bài viết rất hữu ích.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579882   28/01/2022

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Theo quan điểm của mình thì khi làm việc chắc chắn sẽ có sai sót, quan trọng khi có sai sót thì cơ quan chính quyền sẽ xử lý sao mới là quan trọng. Tất nhiên việc khi sai sót thì cán bộ nhà nước phát sinh sẽ phải chịu trách nhiệm, đồng thời nhà nước có trách nhiệm mình oan và bồi thường hợp lý cho người bị oan. Và phải có biện pháp hạn chế sai sót. Không thể yêu cầu nhà nước thì không thể có sai sót được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #581171   01/03/2022

    Có thể là khiếu nại về hành vi của cơ quan công quyền, cá nhân hoặc khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của cá nhân, cơ quan công quyền gây ra, hoặc khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính. Tùy từng trường hợp mà chúng ta có thể sử dụng các cách giải quyết khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #582539   31/03/2022

    Việc xảy ra sai sót là chuyện bình thường bởi dù họ là cơ quan công quyền, nhưng đôi lúc cũng không tránh được sai phạm. Chính vì vậy, quy định pháp luật nêu rõ về vấn đề về khiếu nại, tố cáo đối với những trường hợp sai phạm. Tuy nhiên, vì pháp luật vẫn trong thời gian áp dụng và sửa đổi cho phù hợp nên đôi lúc người dân vẫn dè chừng đối với việc kiện tụng tố cáo, dẫn đến một số thành phần lộng quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #582927   25/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Mình thấy quan điểm bây giờ là gặp trường hợp một là " có tiền không?" có tiền thì khỏi lập biên bản, không có tiền là lập biên bản, tịch thu giấy tờ...gặp anh nào lơ ngơ-thôi anh em có ít anh cầm tạm.

    Nhưng nhiều người dân bây giờ cũng có ý thức tìm hiểu pháp luật lắm, bữa mình gặp trường hợp bác kia chạy ngược chiều (mình và bác cùng bị gọi lại) chú cảnh sát nhà ta ra quyết định tịch thu xe! Bác kia bình tĩnh lắm, tỉnh bơ đáp trả "vậy hả chú, tôi nhà quê mới lên, chú cho tôi xem luật nhà nào cho chú thu xe của tôi, tôi còn phải về nói bà xã..." chú công an đứng ngây người!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #584897   31/05/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Hiện nay các quy định về khiếu nại, tố cáo hoặc thậm chí là kiện tùng hầu như lĩnh vực nào cũng có, nếu cần thì người dân có thể làm theo các thủ tục nêu trên. Tuy niên hiện nay các quy định về giải quyết cần tuân thu quy định trình tự chặt chẽ, nhiều chuyện rất mất thời gian. Cho nên người dân rất ngại chuyện này, nếu không có chuyện gì quá thì họ sẽ không làm các thủ tục này.

     
    Báo quản trị |  
  • #585678   24/06/2022

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Tình huống 1 chắc là tình huống thường gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày luôn ấy. Nhưng mà nói thiệt, phận dân thường mà chống với CSGT thì không lại đâu, chỉ có chịu thiệt. Thôi thì đưa cho vài tờ polyme cho xong chuyện rồi chạy đi nhanh thôi, hơi đâu mà cãi tay đôi tay ba chỉ tổ rước thêm phiền phức.

     
    Báo quản trị |  
  • #585908   26/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 61 lần


    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Cảm ơn bài viết của ban rất hữu ích. Đem đến nhiều thông tin bổ ích cho mình. Như vậy, cần có những biện pháp, quy định cụ thể hơn rất nhiều trong trường hợp sai sót của các bộ phận, cá nhân có thẩm quyền, biện pháp khắc phục thỏa đáng cho người bị thiệt hại là rất cần thiết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587170   30/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Cảm ơn những chi sẻ của bạn. Công quyền được hiểu là quyền lực nhà nước hay quyền lực của xã hội. Việc cơ quan công quyền sai sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, như vậy, qua bài viết của bạn có thể thấy được người dân cần có cách cư xử phù hợp, khéo léo nhưng vẫn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình qua các trường hợp thực tế mà bạn đã đưa ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #587254   01/07/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Bài viết đó cho mình biết thêm về 2 trường hợp phải chịu án oan trong khi tội phạm thì vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội. Thực tế cho thấy không có gì là đúng hoàn toàn và cũng không có gì là sai hoàn toàn. Pháp luật cũng vậy mặc dù có những quy định cụ thể rõ ràng nhưng cũng chỉ đúng trong một giai đoạn nhất định nào đó và khi có những thay đổi mới thì pháp luật cũng theo đó mà có những sửa đổi, bồ sung để phù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #587849   20/07/2022

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Khi không đồng ý với quan điểm của cơ quan công quyền, bạn có thể tiến hành khiếu nại tố cáo nhé. Trong đó:

    "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

     
    Báo quản trị |