Mọi người hỗ trợ giúp mình trường hợp thực tế rằng một công ty A có thuê 1 khu đất để hoạt động trong đó có 1 đoạn đi chung giữa 2 bên (ông B) (không phải đường của Nhà nước mà là đường riêng). Công ty A thường xuyên có xe tải trọng lớn đi vào. Ông B (bên cho thuê) tự ý dựng biển cấm: tốc độ tối đa là 5km, trọng tải tối đa: 3 tấn. Và yêu cầu công ty A chấp hành theo. Nếu không chấp hành sẽ gọi công an huyện đến xử lý.
Vậy mọi người cho mình xin hỏi 2 câu hỏi:
1. Ông B có được tự ý lập biển cấm trong đất của mình không?
2. Công an huyện có quyền can thiệp vào việc quá tải khi đường đi không phải đường Quốc lộ mà là đường trong đất của người dân?
Quan điểm của mình thì rằng về vấn đề này thì trước tiên cần xác định phần đất đó là của ai. Nếu là đất của ông B thì việc họ đặt các biển cấm thì đó là quyền của ông B, không có quy định nào cấm vấn đề này. Tuy nhiên, biển cấm đó không có giá trị pháp lý mà chỉ mang tính chất cảnh báo từ phía chủ đất đối với những bên xâm phạm. Đối với vấn đề quá tải thì chỉ khi nào có phương tiện tham gia đường bộ vi phạm thì mới có căn cứ xử lý. Như đã nêu ở trên thì biển báo do ông B đặt sẽ không có giá trị pháp lý, nên công an cũng không có cơ sở để xử phạt hành vi xe di chuyển quá tải trọng trên đoạn đường này.
Các nội dung tranh chấp trong trường hợp này sẽ xử lý theo quan hệ dân sự, cụ thể là các quan hệ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2015. Trường hợp khởi kiện sẽ thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu công ty A có các hành vi vi phạm đất đai như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất,... thì lúc này cơ quan nhà nước mới vào cuộc và xử lý theo quy định tương ứng.
Mọi người có hướng xử lý nào khác không thì cùng chia sẻ nhé?