Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?

Chủ đề   RSS   
  • #615900 31/08/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1707 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Lễ 2/9?

    Trong không khí vui mừng chào đón Lễ Quốc khánh 2/9, để hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về hoạt động vui chơi, giải trí và lưu ý về việc đốt pháo trong dịp lễ này.

    Những loại pháo nào mà người dân được dùng trong dịp Lễ, Tết

    Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi…

    Cụ thể, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Như vậy, theo quy định trên người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo.

    Nghiêm cấm người dân sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ

    Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ.

    Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ.

    Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

    - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

    Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

    Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.

    - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

    Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ.

    Theo đó, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

    Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,…

    Còn đối với các loại pháo nổ hay pháo hoa nổ kể trên thì người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định).

    Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này.

    Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh (02/91945-02/9/2024)

    Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô.

    Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc.

    Chiếu miễn phí 4 phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9:

    Theo đó, Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL năm 2024 nêu rõ các phim được chọn để chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh như sau:

    Xem Quyết định 2104/QĐ-BVHTTDL

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/16/Quyet-dinh-2104.pdf

    Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Đơn vị Điện ảnh) tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) trong phạm vi cả nước.

    - Thời gian: Từ ngày 19/8 - 05/9 năm 2024.

    - Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim:

    + Phim truyện “915” do Công ty Cổ phần Thương mại An Thái Phương sản xuất.

    + Phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất.

    + Phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản” do Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất.

    Xem thêm: Công bố các phim được chiếu Kỷ niệm 79 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 năm 2024

    Xem thêm Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận