Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?

Chủ đề   RSS   
  • #595640 21/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?

    Trường hợp, UBND hay chủ tịch UBND không chấp hành thi hành án hay thi hành án chậm trễ, khiến người dân gặp khó khăn, thiệt thòi. Vậy người dân cần làm gì trong trường hợp này? Chậm trễ thi hành án, cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý thế nào?

    Hiện trạng

    Không ít trường hợp, dù đã thắng kiện nhưng người dân vẫn phải ôm hồ sơ chờ đợi, nhờ vả khắp nơi nhưng cơ quan hành chính không chấp hành phán quyết của tòa hoặc thi hành chậm trễ khiến quyền lợi của người dân không đảm bảo.

    Một số trường hợp người dân được giải quyết cho một căn hộ tái định cư khi thu hồi đất, tuy nhiên không đồng ý với mức bồi thường trên nên người dân khiếu nại rồi khởi kiện cơ quan hành chính và cán bộ liên quan.

    Mặc dù đã thắng kiện và bản án có hiệu lực pháp luật một khoảng thời gian tuy nhiên các cơ quan và cán bộ liên quan không thi hành án. Điều này gây khó khăn cho người dân, một số trường hợp vì không thi hành án nên người dân không có nơi ở phải sơ tán.

    Việc thi hành án chậm trễ hoặc không thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án của cơ quan nhà nước không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

    Quyền của người được thi hành án

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây:

    - Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

    - Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;

    - Được thông báo về thi hành án;

    - Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án;

    - Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;

    - Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

    - Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính;

    - Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

    Đối với trường hợp cơ quan nhà nước, cán bộ vi phạm quy định về chấp hành thi hành án, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình thi hành án hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại quy định tại Luật Khiếu nại 2011.

    Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thi hành án hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo quy định tại Luật Tố cáo 2018.

    thi-hanh-an-hanh-chinh-cham-tre

    Chấp hành thi hành án hành chính chậm trễ bị xử lý thế nào?

    Luật cho phép thời hạn cụ thể theo từng trường hợp để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Quá thời hạn được quy định mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm để Tòa án ra quyết định buộc thi hành bản án. 

    Khi nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

    Căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không chấp hành án như sau:

    Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù lên đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng.

    - Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cản trở việc thi hành án như sau:

    Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

    - Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

    - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    - Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm.

    - Người không thi hành bản án, quyết định của Toà án cũng như những người có trách nhiệm liên quan khác đều bị xem xét xử lý. 

    Theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ, không chỉ đối với người phải thi hành án bị xem xét xử lý mà cả người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án đều bị xử lý trách nhiệm.

    Người phải thi hành án khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án.

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu. 

    Xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

    Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. 

    Xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án. 

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Tòa án. 

    Nếu người phải thi hành án vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có văn bản chỉ đạo về việc xem xét xử lý trách nhiệm hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định.

    Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:

    - Khiển trách

    - Cảnh cáo 

    - Hạ bậc lương

    - Giáng chức

    - Cách chức

    - Buộc thôi việc

    Ngoài ra còn chịu về trách nhiệm vật chất, người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự.

    Các biện pháp xử lý khác: công khai thông tin về việc không chấp hành án; xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính.

     
    1898 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595655   21/12/2022

    Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?

    Việc cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ, người dân có thể thực hiện khiếu nại về hành vi chậm trễ thi hành án (chậm ra quyết định cưỡng chế) của chấp hành viên đã vi phạm trình tự thủ tục thi hành án, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và gây thiệt hại nặng nề đến người dân

     

     
    Báo quản trị |  
  • #595678   22/12/2022

    Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Chậm thi hành án dân sự là một vấn đề có ẩn chứa yếu tố chủ quan của người thực thi công vụ, không thể chấm dứt ngay được mà cần phải có quá trình với nhiều biện pháp đồng bộ để công tác thi hành án dân sự đạt được mục đích như mong muốn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #597479   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (243)
    Số điểm: 1932
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Việc cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị xâm hại. Do đó, đương sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại; công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thi hành án.

     
    Báo quản trị |