Người đại diện pháp luật không lấy giấy phép kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #115517 04/07/2011

    heaven81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Người đại diện pháp luật không lấy giấy phép kinh doanh

    Mình gặp phải 1 vấn đền,nhờ các anh chị và luật sư tư vấn giúp mình:

    Công ty TNHH XYZ co 2 thàh viên góp vốn :
    Ông A : 60%  ( đại diện pháp luật ) 
    Ông B : 40% ( thành viên góp vốn )
    - Ông A có chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Ông C 
    - Vậy trên Giấy phép mới là :
    Ông C :   60%
    Ông B :   40%
    Sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ nộp lên Sở KH&ĐT để thay đổi giấy phép kinh doanh ( thay đổi tên người đại diện PL ) , nhưng đến ngày Sở KH&ĐT hẹn lên lấy Giấy Phép mới về thi Ông C thay đổi ý định ko tiếp tục đầu tư nữa , và ông C cũng ko chịu lên lấy Giấy phép mới về . ko chịu đứng ra nhận trách nhiệm về Cty đó nữa .
    Hỏi : 
    1. Nêu Ông C ko chịu lên lấy Giấy phép thì bên Sở KH&ĐT có hủy hồ sơ và trả về giấy phép cũ ko .??
    2. Sau khi đã nộp hồ sơ để thay đổi Giấy phép Cty thì Ông A có còn trách nhiệm gì với Cty XYZ nữa ko , vì Ông C  vẫn chưa lấy Giấy phép mới về hoạt động ...
    Giả sử bây giờ Ông C ( mất tích - ko liên lạc được ) vậy làm sao để lấy giấy phép mới hoặc cũ về để giải thể cty ...!!????????????
     
    6025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115630   05/07/2011

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào bạn, vấn đề của bạn về nguyên tắc giải quyết như sau:
    1. Nêu Ông C ko chịu lên lấy giấy phép, trong thời hạn nhất định( Có thể là 1 tháng) cơ quan cấp phép sẽ hủy giấy phép mới và trả lại hồ sơ cũ cùng giấy phép cũ
    2. Mặc dù là chưa lấy giấy phép về, nhưng tại hồ sơ nộp( và lưu công ty )đã thể hiện rằng ông C chấp nhận trở thành thành viên của công ty XYZ, tức là đã phát sinh quyền và nghĩa vụ nên tùy theo mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của ông C đối với công ty XYZ đến đâu thì trách nhiệm của ông C sẽ được xem xét đến đó
    Giả sử bây giờ Ông C ( mất tích - ko liên lạc được ) để lấy giấy phép mới hoặc cũ về để giải thể cty thì các thành viên kia cứ để cho hồ sơ hết hiệu lực sau đó lên xin lại về là được.Rồi sau đó lại vẫn chỉ còn 2 thành viên A và B, thì muốn làm gì thì làm
    Đôi điều trao đổi
    Trân trọng!
    Cập nhật bởi hanoilawkt ngày 05/07/2011 02:59:40 CH

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hanoilawkt vì bài viết hữu ích
    heaven81 (05/07/2011) hiyatuongda (05/07/2011)
  • #115753   06/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn Heaven

    Hiya xin có ý kiến như sau:

    1. Đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên ông A chỉ được chuyển phần vốn góp (không phải là cổ phần, cổ phần chỉ có trong CTCP nhé bạn!) của mình cho ông C khi và chỉ khi ông B không mua hoặc mua không hết trong thời hạn là 30 ngày;

    2. Ông A chuyển nhượng cho ông C bắt buộc phải có Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (Có Biên bản/ Quyết định của HĐTV v/v đồng ý chuyển nhượng), tư cách TV của ông C được phát sinh từ khi HĐ có hiệu lực;

    3. HĐTV mới (ông C và ông B) bầu Chủ tịch HĐTV (kiêm người đại diện theo pháp luật);

    Do đó, Hiya nghĩ không có trường hợp DIP (Sở KH-ĐT) đã đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới mà ông C thay đổi ý định đâu bạn à.
     
    4. Việc ông C không thể/ không chịu/ mất tích nên không đi lấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới thì căn cứ Điều 49.5 LDN

    5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

    Căn cứ quy định trên thì TV còn lại là ông B có thể tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của ông C.


    Ngoài ra, trên thực tế việc chậm lấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do người đại diện không thể đi lấy, DPI TP HCM phúc đáp theo link sau: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappDN/ChiTietCauHoi.asp

    Còn có 1 trường hợp nữa là call đến DPI Hà Nội, cán bộ ở đây phúc đáp rằng: Việc chậm trễ lấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không dẫn đến việc hủy hồ sơ đăng ký.

    Bạn ở TP HCM nên bạn xem phúc đáp DPI TP HCM và thực hiện là ok.

    Thân chào bạn,


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    thao_luva5_4ever (06/10/2012)
  • #115768   06/07/2011

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào cả nhà!
    Cảm ơn câu trả lời của hiyatuongda, tuy nhiên như trong mục 3. bạn có viết "HĐTV mới (ông C và ông B) bầu Chủ tịch HĐTV (kiêm người đại diện theo pháp luật)" , giả sử trường hợp này chính ông C sẽ là chủ tịch HĐTV kiêm đại diện theo pháp luật mà ở đây, và chính ông C không chịu/ mất tích mà không đến lấy ĐKKD, mà công ty lại chỉ có 2 thành viên với số vốn là 60 Của C/40 của B thì liệu có thể bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán không!
    Tất nhiên, như bạn nói, trường hợp DPI (Sở KH-ĐT) đã đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới mà ông C thay đổi ý định đâu, vì vậy trường hợp này chắc chỉ xảy ra trên lý thuyết thôi, chứ thực tế thì ít lắm
    Trân trọng!

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
  • #115964   06/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn Hanoilawkt

    Mục 3 ở phần trên Hiya trả lời là việc bầu Chủ tịch HĐTV là 1 bước để hoàn thành hồ sơ nộp DPI.

    Do đó, Hiya mới cho rằng không có trường hợp ông C tự dưng thay đổi ý định đầu tư (cả về mặt lý thuyết và thực tế cũng không thể xảy ra). Bởi lẽ, HĐ và hồ sơ, thủ tục đã hoàn thành về mặt pháp lý chỉ cần DPI hợp thức hoá là xong.

    Vì vậy, việc cho rằng ông C tự dưng không muốn đầu tư nữa là suy diễn. 

    Bạn tham khảo lại đoạn này nhé!

    "Việc ông C không thể/ không chịu/ mất tích nên không đi lấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới thì căn cứ Điều 49.5 LDN 

    5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viêntheo nguyên tắc đa số quá bán."


    Do đó, TV còn lại chỉ còn ông B, thì ông B được tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của ông C, không có gì là sai luật cả. Quy định bầu theo nguyên tắc quá bán là quy định chung đối với Cty TNHH 2 TV trở lên. 

    Thân ái,
    P/s: Đây chỉ là ý kiến cá nhân Hiya, mọi người cùng góp ý kiến nhé!

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |