Người đại diện

Chủ đề   RSS   
  • #516699 10/04/2019

    anken

    Female
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Người đại diện

    Một bé gái 15 tuổi sinh con. Theo các anh chị, vấn đề xác định người đại diện cho đứa con của bé gái này trong cuộc sống dân sự được giải quyết như thế nào?
     
    5309 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anken vì bài viết hữu ích
    maimyhoa25@gmail.com (19/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #516774   12/04/2019

    buigiathang
    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo pháp luật của cá nhân:

    "1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

    3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."

    Và theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện:

    "1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

    3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện."

    Có thể thấy, nếu người mẹ 15 tuổi thì chưa đủ điều kiện là người đại diện của con, người đại diện có thể xác định là người bố nếu người bố đủ điều kiện làm người đại diện là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Còn nếu không có bố thì việc xác định người đại diện sẽ là người giám hộ của đứa bé theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015:

    "Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

    1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

    2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

    3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ."

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn buigiathang vì bài viết hữu ích
    GHLAW (13/04/2019) anken (19/04/2019)
  • #516791   13/04/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Theo tôi, trường hợp này mà khẳng định "người mẹ 15 tuổi thì chưa đủ điều kiện là người đại diện của con" là vội vã. Khoản 1 điều 136 Bộ luật dân sự 2015 qui định " Cha, mẹ đối với con chưa thành niên." và khoản 3 điều 134 BLDS 2015 qui định "Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện."

    Khoản 4 điều 21 BLDS 2015 qui định "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."

    Từ các căn cứ vừa nêu, chúng ta thấy người được đại diện là trẻ sơ sinh nên hầu hết giao dịch dân sự của đứa trẻ sơ sinh này chỉ là những giao dịch dân sự đơn giản như mua tả lót, mua sữa, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh ...v...v.... do đó người mẹ 15 tuổi (mặc định đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi) hoàn toàn có thể là người đại diện theo pháp luật của đứa con sơ sinh của mình. Khi nào đứa trẻ sơ sinh đó có giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc giao dịch dân sự khác mà pháp luật qui định thì người mẹ 15 tuổi mới không được đại diện theo pháp luật. 

    Trân trọng

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/04/2019) anken (19/04/2019)
  • #516796   14/04/2019

    buigiathang
    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    Cám ơn bạn, ban đặt lại vấn đề hay quá. Mình lại nghĩ thời gian là 3 năm người mẹ đó mới đủ 18 tuổi. Trong 3 năm có thể xảy ra bao nhiêu chuyện với đứa bé đó. Nhưng bạn lại chỉ có nghĩ :"Từ các căn cứ vừa nêu, chúng ta thấy người được đại diện là trẻ sơ sinh nên hầu hết giao dịch dân sự của đứa trẻ sơ sinh này chỉ là những giao dịch dân sự đơn giản như mua tả lót, mua sữa, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh ...v...v...." 

    Nếu có thể bạn có thể lấy cho mình một ví dụ thực tế về điều này mà nó đã xảy ra được không?

     

    Cập nhật bởi buigiathang ngày 14/04/2019 05:07:45 CH

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buigiathang vì bài viết hữu ích
    anken (19/04/2019)
  • #516800   14/04/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Trong 3 năm sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra với đứa bé, nhưng chỉ những chuyện giao dịch bất động sản, giao dịch động sản phải đăng ký hoặc giao dịch nào khác mà Luật có qui định của đứa bé thì người mẹ 15 tuổi mới không được làm đại diện theo pháp luật, còn đối với những giao dịch đơn giản như mua tả, mua sửa ..v...v..... thì bà mẹ 15 tuổi vẫn đại diện theo pháp luật cho nó bình thường. 

    Ví dụ 1: Năm đứa bé 2 tuổi thì Ông nội nó mất và để lại di chúc cho nó 1 căn nhà tại thành phố Thái Nguyên, trường hợp này người mẹ 15 tuổi không được đại diện theo pháp luật cho nó để nhận căn nhà theo di chúc vì pháp luật qui định "trường hợp pháp luật qui định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện" mà K4 Đ21 BLDS hiện hành qui định người từ đủ 15 tới dưới 18 không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản.

    Ví dụ 2 : khám, chữa bệnh là Hợp đồng dịch vụ, đây là giao dịch dân sự đơn giản nằm trong phạm vi "người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự" nên người mẹ 15 tuổi được quyền đại diện theo pháp luật cho đứa con nhũ nhi của mình để xác lập và thực hiện hợp đồng này vì nó chưa có năng lực hành vi dân sự. Tương tự, mua sửa uống là hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản nhưng đứa con nhũ nhi chưa có năng lực hành vi dân sự để tự xác lập, thực hiện nên bà mẹ 15 tuổi của nó có quyền đại diện theo pháp luật  để xác lập và thực hiện hợp đồng này cho con.

    Các ví dụ trên rất dễ kiểm chứng ngoài thực tế và chắc bạn thừa hiểu ví dụ nào rất hiếm xảy ra, ví dụ nào thường xuyên xảy ra với đứa trẻ 3 tuổi, đúng không ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/04/2019) anken (19/04/2019)
  • #516997   19/04/2019

    anken
    anken

    Female
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo em, trong trường hợp này, nếu xác định chưa bố, nếu bố không đủ tuổi thì sẽ không thể là người đại diện. nếu đủ tuổi, thì phải xét đến chuyện bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội giao cấu với trẻ chưa thành niên, và khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xem người này có đủ năng lực hành vi để là người đại diện cho đứa bé hay không.

    Ntrong trường hợp cả cha và mẹ đều không là người đại diên thì sẽ được đặt dưới chế độ người giám hộ, và theo Bộ luật dân sự thì ông bà nội ngoại đứa bé sẽ là ngươi giám hộ.

    Mong mọi người góp ý giúp em ạ.

     

     
    Báo quản trị |