Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không tham gia phiên tòa phúc thẩm được không?

Chủ đề   RSS   
  • #509696 09/12/2018

    Visa1991

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không tham gia phiên tòa phúc thẩm được không?

    Chào luật sư. Vừa qua em là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cưỡng đoạt tài sản, em đã tham gia phiên toa sơ thẩm và thẩm phán tuyên em không đủ chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Các bị cao đã làm đơn không cáo. Vậy em nhờ luật sư tư vấn giúp em em có Phải tham gia phiên toa phúc thẩm nữa không a ? Hoặc em có thể không tham gia phiên phúc thẩm có bị Sao không a? . Cảm ơn luật sư. Mong nhận đi phản hồi sớm nhất a.

     
    4851 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509725   09/12/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm gồm người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Như vậy bạn là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cưỡng đoạt tài sản có thể triệu tập bạn tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”.

    Do vậy, chỉ khi có kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp mới xét xử lại vụ án mà bản án sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;