Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #557683 12/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền?

    Cho vay nặng lãi đi tù con nợ có phải trả tiền

    Cho vay nặng lãi - Hình minh họa

    Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự. Hình phạt có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc đi tù tới 03 năm. Một câu hỏi được đặt ra là nếu chủ nợ đi tù thì con nợ có phải trả tiền cho chủ nợ không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho vướng mắc trên.

    Như thế được cho là cho vay nặng lãi?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017  và khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 thì:

    - Cho vay nặng lãi là hành vi cho vay (trong giao dịch dân sự) gấp suất 05 lần trở lên mức lãi suất nhất quy định trong Bộ luật dân sự.

    - Mức lãi suất quy định trong Bộ Luật dân sự quy định trong thỏa thuận dân sự là “không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay”

    Như vậy, ta có hiểu cho vay nặng là cho vay với mức lãi suất cao hơn 100%/năm  hoặc là mức lãi suất 8,33%/tháng của khoản tiền vay.

    Để hiểu hơn về mức lãi suất cho vay nặng lãi bạn đọc có thể tham khảo bài viết này

    Ví dụ : Ví dụ bạn cho vay 100 triệu thì số tiền lãi tối đa là 20 triệu. Trường hợp nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 20 triệu đã vượt quá mức lãi suất mà pháp luật cho phép. Nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 100 triệu bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi cho vay nặng lãi qui định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017.

    Khi chủ nợ đi tù con nợ có phải trả tiền?

    Theo điều 123, Điều 130  Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu, và Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

    Trong trường cho vay nặng lãi thì phần giao dịch dân sự với mức lãi suất cao hơn mức lãi mà pháp luật quy định bị vô hiệu vì vi phạm pháp luật. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần thì phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

    Theo đó người đi vay chỉ cần trả phần tiền gốc và lãi theo quy định pháp luật; không phải trả phần lãi vượt quá quy định pháp luật.

    Điều 9 và Điều 9 Nghị quyết  01/2019/NQ-HĐTP có quy định xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy địnhvề  như sau:

    ‘Điều 9. Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định

    Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.”

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 12/09/2020 11:09:56 SA
     
    3523 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    admin (14/09/2020) ThanhLongLS (12/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận