Người bị tuyên vô tội có thể kháng cáo, nhưng để làm gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #427982 16/06/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Người bị tuyên vô tội có thể kháng cáo, nhưng để làm gì ?

    Khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và kể của của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, mình đều gặp một quy định làm mình rất khó hiểu.

    Cụ thể: 

    Đoạn cuối cùng của Điều 231 BLTTHS 2003 quy định: Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội. 

    Khoản 6 điều 331 BLTTHS 2015 cũng quy định tương tự: Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

    Điều mình khó hiểu ở đây là "lý do cần phải có các quy định này".

    Người xưa vẫn thường nói: Vô phúc đáo tụng đình. Tức vướng đến chuyên tố tụng là chuyện không vui, vậy tại sao một người đã được toà án tuyên là không có tội lại kháng cáo. Mặc dù quy định chỉ nêu về việc kháng cáo "lý do" hay "căn cứ" mà từ đó Toà án quyết định người đó không có tội, nhưng vấn đề mình không hiểu vẫn như cũ: Tại sao phải cần quy định như vậy. 

    Nghĩ đi nghĩ lại mình chỉ "dự đoán" được một lý do, có thể là căn cứ đó liên quan đến xác định việc bồi thường thiệt hại, đặc biệt là khi trách nhiệm bồi thường là của nhà nước. Nhưng không biết có đúng và đủ không, hy vọng mọi người ai biết có thể hướng dẫn cho mình. :(

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    8210 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #428013   16/06/2016

    theo mình đây là cái cũng hay.

    pháp luật là mang tính công bằng với tất cả mọi người cho nên nếu bạn cho rằng tòa án kết bạn có tội là sai bạn có quyền kháng cáo, thì nếu tòa kết bạn vô tội bạn cho là sai thì bạn cũng có quyền kháng cáo. vì đây là quyền của mỗi con người để hướng tới sự công bằng trong xã hội. 

     

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #428064   16/06/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào các bạn.

    Để kết luận một người phạm tôi và kết án họ thì phải xem xét đầy đủ 4 cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan.

    Nếu ít nhất 1 trong 4 cấu thành tội phạm không thỏa mãn thì tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội. Tuy nhiên, tòa án có thể tuyên lý do không phạm tội và các căn cứ để tuyên bị cáo không phạm tội không đúng: dẫn kết kết quả xét xử giống nhau (không bị kết án) nhưng hậu quả pháp lý sau khi xét xử ngoài tố tụng có thể khác nhau.

    ví dụ: một người bị bắt nhằm và bị kết tội đánh bạc nhưng tòa án tuyên không phạm tội do tổng số tiền đánh bạc chưa đến mức phải truy tố hình sự ( dưới 2 triệu đồng) nên không phạm tội (1). tuy nhiên, thực sự thì người đó hoàn toàn không tham gia đánh bạc (2).

    ở trường hợp (1) thì họ có thể sẽ phải bị xử phạt hành chính, có tiền sự bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc, nếu lầu sau có đánh bạc dù sồ tiền rất nhỏ vẫn bị khởi tố; trái lại ở trường hợp (2) thì hoàn toàn không bị gì cả.

    Có rất nhiều trường hợp tương tư nên luật quy định như vậy là rất hợp lý. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/09/2018)
  • #428101   17/06/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    VD bạn không phạm tội do không phạm tội nhưng tòa lại bảo là không có tội do hồ sơ vụ án không đủ căn cứ kết tội (tức có tội nhưng thiếu chứng cứ) thì bạn nghĩ sao ?

     
    Báo quản trị |  
  • #502881   22/09/2018

    Trường hợp này, việc kháng cáo để xét xử phúc thẩm thì cần hiểu bản chất của phúc thẩm, theo điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì:

    "1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

    2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này."

    Nghĩa là lúc này người được tuyên là không có tội vẫn còn mang tư cách là bị cáo vì bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Và trách nhiệm pháp lý của bị cáo được xác định trong bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có liên quan đến nhiều vấn đề về tội danh, hình phạt áp dụng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý khác.

    Vì vậy, phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp cần được bày tỏ thái độ để bảo vệ rất đa dạng không bị hạn chế. Đó cũng là cơ sở lý luận mà pháp luật TTHS quy định quyền được kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm cho bị cáo. Do đó khi kháng cáo thì ngoài tội danh ra, còn có những quyền lợi khác cần phải được bảo vệ.

     
    Báo quản trị |