Người bị phạt tù giam tham gia BHXH như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #530632 10/10/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Người bị phạt tù giam tham gia BHXH như thế nào?

    Theo khoản 2, 3 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 thì:

    “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân”

    “Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.”

    Theo quy định trên người bị thi hành án phạt tù là phạm nhân đang chấp hành án có thời hạn hoặc chung thân theo quy định. Họ sinh hoạt và làm việc dưới sự giám sát của người quản tù trong một khuôn viên nhất định. vậy, trong trường hợp đang thi hành án phạt tù như vậy thì họ sẽ tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

    Sau đây sẽ là bài viết về việc tham gia BHXH của người đang thi hành án phạt tù được thực hiện như thế nào, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

    1. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

    Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, tại Điều 64 quy định như sau:

    “Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

    1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Xuất cảnh trái phép;

    b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

    c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

    2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

    3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do. »

    Theo quy định trên thì người thi hành án phạt tù không thuộc đối tường bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng so với quy định tại khoản 1, điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định người đang thi hành án phạt tù sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu hay trợ cấp BHXH hàng tháng tại thời điểm người đó bị kết tội theo bản án đã có hiệu lực pháp luật

    Tại Công văn 3762/BHXH-CSXH ngày 08-10-2019 của cơ quan BHXH (sau khi BHXH Việt Nam đã xin ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và TAND Tối cao) gửi BHXH các địa phương về việc thực hiện tạm dừng, tiếp tục chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người bị phạt tù giam.

    Trong công văn quy định trường hợp người bị chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo mà bản án có hiệu lực pháp luật sau ngày 1-1-2016 (ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực pháp luật) nhưng bị bắt tạm giam trước ngày 1-1-2016, thì chế độ BHXH của họ áp dụng theo điều 62 Luật BHXH năm 2006 hay Điều 64 Luật BHXH năm 2014.

    TAND Tối cao cho rằng, theo quy định tại khoản 2, điều 123 Luật BHXH năm 2014 và điều 20 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì: "người đang bị dừng hưởng BHXH trước ngày 1-1-2016 thì việc giải quyết tiếp tục hưởng BHXH mới áp dụng quy định của Luật BHXH năm 2006".

    Theo đó, những người "chưa bị dừng" hưởng BHXH trước ngày 1-1-2016 thì được áp dụng chế độ hưởng BHXH theo Luật BHXH năm 2014.

    Theo Báo lao động (T.Ngôn).

    2. Phạm nhân được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/01/2020.

    Theo quy định tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019 về quyền lợi của phạm nhân như sau :

    “1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

    ….

    h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

    ….”

    Căn cứ quy định trên thì từ ngày 01/01/2020 Luật thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực thì người đang thi hành án phạt tù sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định pháp luật như sau:

    - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

    - Theo khoản 4 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    - Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng).

    Tóm lại, người đang thi hành án phạt tù theo bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 1-1-2016 trở đi, đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng thì không bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo Điều 62 Luật BHXH 2014 và được hưởng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật thi hành án 2019 có hiệu lực .

    Cập nhật bởi Limma ngày 10/10/2019 04:53:29 CH
     
    5666 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận