Người bào chữa là ai? Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa?

Chủ đề   RSS   
  • #602917 30/05/2023

    Người bào chữa là ai? Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa?

    Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. (khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

     

    1. Người bào chữa cho bị cáo có thể là những ai?

     

    Căn cứ khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là: 

    - Luật sư;

    - Người đại diện của người bị buộc tội;

    - Bào chữa viên nhân dân;

    - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

     

    2. Bị cáo không có người bào chữa có được không?

     

    Quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

     

    Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

     

    Một, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

     

    Hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

     

    Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp trên gồm:

     

    Một, đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

     

    Hai, trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

     

    Ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

     

    Như vậy, bị cáo được quyền không có người bào chữa trừ trường hợp bị kết tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

     

    3. Ai có quyền lựa chọn người bào chữa?

     

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tức là Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

     

    Khi người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích nộp đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này và thông báo đến người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

     

    4. Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa?

     

    Tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định một số trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích không mời người bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ bao gồm 

     

    Trường hợp 1: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

     

    Trường hợp 2: Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

     

    Như vậy, nếu thuộc hai trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.

     
    218 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận