Ngổn ngang việc đào tạo các chức danh tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #100739 06/05/2011

    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Ngổn ngang việc đào tạo các chức danh tư pháp

    Cả nước hiện còn 30% điều tra viên chưa tốt nghiệp ĐH luật. Ở các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, thi hành án dân sự, số cán bộ chưa được đào tạo nghiệp vụ còn rất nhiều.


    Ngày 10-3, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động điều trần, chủ đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp với sự tham dự của lãnh đạo TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp.

    Nhiều cán bộ thiếu bằng cử nhân luật

    Chuẩn bị cho phiên điều trần này, Ủy ban Tư pháp đã có một số cuộc khảo sát tại các tỉnh, thành. Kết quả tổng hợp qua các cuộc khảo sát cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hiện đang có nhiều bất cập, yếu kém.

    Biểu hiện rõ nhất là hiện vẫn còn một tỉ lệ khá lớn cán bộ có chức danh tư pháp, nhất là điều tra viên, chưa có trình độ ĐH luật (ở Hà Nội là 341 chỉ tiêu, TP.HCM là 486). Tính chung toàn quốc còn tới 30% điều tra viên chưa đạt chuẩn này như yêu cầu của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Nếu áp dụng quy định một cách khắt khe thì những trường hợp như vậy sẽ không đủ điều kiện tái bổ nhiệm.

    Ngoài tiêu chuẩn nền cử nhân luật, các luật chuyên ngành đều đòi hỏi cán bộ muốn được bổ nhiệm chức danh tư pháp còn phải trải qua một khóa đào tạo nghề. Tuy nhiên, theo các địa phương phản ánh, việc chọn, cử cán bộ đi học lấy chứng chỉ nghề còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt do chỉ tiêu đào tạo mà VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tư pháp phân bổ quá ít so với nhu cầu. Mặt khác, bản thân các cơ quan tư pháp địa phương đang quá tải công việc, trong khi một số lớp đào tạo, bồi dưỡng lại mở trùng với thời gian cao điểm nên khó bố trí cán bộ đi học.

    Ở lĩnh vực điều tra còn không ít cán bộ chưa được đào tạo chức danh tư pháp. Ảnh minh họa: HTD

    Riêng với các cơ quan điều tra, việc đào tạo nghề, chuẩn hóa văn bằng đã không thực hiện được đúng như kế hoạch do Bộ Công an đề ra vào tháng 11-2004, khi vừa sửa đổi Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Theo kế hoạch, ngành công an sẽ mở các lớp bồi dưỡng bốn tháng với đối tượng tốt nghiệp ĐH ngoài ngành công an hoặc các khóa ĐH văn bằng hai trong hai năm nhưng đến nay chưa hề thực hiện. Công an địa phương đành phải cử cán bộ đi học ĐH cảnh sát hoặc ĐH luật, vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian.

    Những bất cập nêu trên đang ảnh hưởng tới việc tổ chức bộ máy ở các cơ quan tư pháp địa phương. Cụ thể, qua khảo sát ở TP.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long, chỉ có tòa án là cơ bản đảm bảo số lượng thẩm phán được phân bổ, còn các cơ quan điều tra, VKS, thi hành án dân sự đều thiếu cán bộ có chức danh tư pháp. Ở các đơn vị này, số cán bộ chưa được đào tạo nghiệp vụ còn rất nhiều.

    Ai sẽ đào tạo các chức danh tư pháp?

    Kết quả tổng hợp khảo sát của Ủy ban Tư pháp cũng thu được nhiều đánh giá, nhận xét của cơ quan tư pháp địa phương về chất lượng, nội dung đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp.

    Theo đó, việc đào tạo nghề hiện đang phân tán ở nhiều cơ sở: Chương trình đào tạo điều tra viên hiện do các học viện của Bộ Công an đảm đương. Với các chức danh còn lại, Học viện Tư pháp trước đây đào tạo cả thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên thì đến năm 2005, mảng chấp hành viên rút lên cho Tổng cục Thi hành án, từ năm 2008 VKSND Tối cao không cử cán bộ về học các lớp kiểm sát viên nữa mà giao cho trường nghiệp vụ của ngành tự đào đạo. Đến nay, chỉ còn TAND Tối cao là cử cán bộ đi học các lớp thẩm phán nhưng hiện cũng đang có những kiến nghị xin rút để ngành tòa án tự đứng ra đào tạo…

    Về nội dung, cơ quan tố tụng các địa phương đánh giá chương trình đào tạo kiểm sát viên của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (VKSND Tối cao) sát thực tiễn, phù hợp đặc thù nghề nghiệp hơn là Học viện Tư pháp trước đây. Tuy nhiên, trong chương trình của cả hai đơn vị vẫn còn những phần trùng lặp với chương trình cử nhân luật mà học viên đã trải qua. Nội dung đào tạo thẩm phán, chấp hành viên tại Học viện Tư pháp còn có những hạn chế như mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa quan điểm của giảng viên cơ hữu với giảng viên kiêm nhiệm…
    Nguyễn Nguyên (sưu tầm)

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    5266 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận