Nghĩa vụ thăm con sau li hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #554827 13/08/2020

    Nghĩa vụ thăm con sau li hôn?

    Kính chào luật sư,

    Mong luật sư tư vấn vầ vấn đề như sau:

    Tôi và chồng cũ li hôn từ tháng 01/2018, trước khi li hôn chúng tôi đã li thân hơn khoảng một năm do mâu thuẫn gia đình. Trong khoảng thời gian này đến lúc li hôn anh ta nhiều lần gọi điện, nhắn tin chửi rủa xúc phạm danh dự tôi và cha mẹ tôi, ngay cả ham dọa đòi giết. Những tin nhắn thể loại xúc phạm này tôi đều còn lưu giữ. Chúng tôi có 1 con chung, năm nay bé được 7 tuổi, hiện đang sống với tôi. Trong khoản thời gian từ khi xảy ra mâu thuẫn đến lúc li thân anh ấy luôn muốn dùng con để trừng phạt tôi, ví dụ như đưa con đi và tắt điện thoại, đầu độc con bằng lời nói như mẹ hư thân mất nết, mẹ không lo cho con....Sau khi dùng hết mọi cách thì anh ta im lặng kiểu không cần con. Khi đưa đơn li hôn anh ta ghi vào đơn không cấp dưỡng cho con chung ( Tôi có chụp lại), tòa hỏi tại sao thì không trả lời. Tôi muốn li hôn nhanh chóng nên không đòi hỏi bất cứ chu cấp nào hay tài sản gì. Sau Khi li hôn anh ta không gọi điện hỏi thăm hay còn hành động nào quan tâm đến con, tôi cũng không hề đòi hỏi gì bất cứ từ anh ta về việc cấp dưỡng cho con.

    Vào khoảng hè năm ngoái, sau một khoảng thời gian dài không thăm hỏi con, bỗng một ngày anh ta gọi điện thông báo do chuẩn bị đến đám giỗ ông nội của con, hạn tôi 2 ngày nữa anh ta sẽ chở nó về nội. Nhưng tôi biết và đã tìm hiểu thì đám giỗ còn một tháng nữa mới đến, tôi không đồng ý vì không đúng sự thật, sau khi lời qua tiếng lại anh ta viện lí do là phải mời thầy về tụng suốt một tháng nên muốn nó về sớm. Tôi thấy những điều anh ta nói là không đúng sự thật, tôi không đồng ý, nếu muốn tôi sẽ đích thân dẫn con ra cho anh ta gặp trong thời gian nhất định và chở con về. Anh ta bắt đầu mỉa mai nói tôi là ghen tức với cuộc sống hạnh phúc của anh ta với vợ. Bắt đầu kể lễ vợ anh ta tốt như thế nào, gia đình giàu có ra sao....Tôi không nói nữa, và nhất quyết không giao con cho anh ta dẫn đi vài ngày. Anh ta thấy vậy bắt đầu khủng bố tôi bằng các gọi điện chửi rủa, đến công ty tôi viết thư chửi rủa gởi bảo vệ để đem vào cho tôi đọc, đỉnh điểm là trước cổng công ty nơi tôi làm việc anh ta kêu tôi ra và chửi rủa, xúc phạm tôi trước mặt biết bao nhiêu người, chửi cả cha mẹ tôi. Buộc tôi phải nhờ bảo vệ gọi cho cảnh sát KCN đến đuổi anh ta đi, sau sự việc này tôi được thông báo là không việc mời thầy đến nhà tụng kinh, mà là do anh ta muốn chở con tôi đi đà lạt cùng với vợ của anh ta, anh ta làm dữ với tôi vì làm hỏng kế hoạch của anh ta.

    Bây giờ anh ta sau một năm im lặng lại quay trở về muốn gặp con, tôi đã chở ra cho gặp một lần. Nhưng có một điều anh ta luôn muốn gặp ngay tức thì không có kế hoạch hoặc thảo luận trước với tôi. Tôi không đồng ý với việc này. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn, tôi phải làm sao cho đúng luật nhưng cũng hạn chế việc anh ta muốn gặp lúc nào là được lúc đó. Tôi biết theo luật là anh có nghĩa vụ chăm lo, có quyền được thăm hỏi. Tôi không ngăn cản, nhưng về nghĩa vụ anh ta đã không làm tròn trách nhiệm rồi thì không lẽ lại dùng quyền để muốn mọi người làm theo ý mình. Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn

     
    1218 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuphung1202 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580395   13/02/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Nghĩa vụ thăm con sau li hôn?

    Xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

    Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Theo quy định này, cả hai vợ, chồng đều phải tôn trọng việc nuôi dưỡng con của người được trực tiếp nuôi con và việc chăm sóc con của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người nào không trực tiếp nuôi con phải thực hiện cấp dưỡng theo thỏa thuận của hai vợ, chồng.

    Đặc biệt, tuyệt đối không được cản trở nuôi thăm non con của người không trực tiếp nuôi con. Đây là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.

    Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Như vậy, chỉ có 02 trường hợp được yêu cầu Tòa án hạn chế chồng cũ gặp con gồm:

    - Lợi dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

    - Lợi dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của người được giao trực tiếp nuôi con.

    Chị có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn, người đang trực tiếp nuôi con cần thực hiện theo thủ tục sau:

    - Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con

    - Bản sao quyết định ly hôn.

    - Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu.

    - Chứng cứ, chứng minh người không trực tiếp nuôi con có hành vi lợi dụng thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con.

    Tòa án chỉ ra quyết định, bản án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu có yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con.

     

     
    Báo quản trị |