Câu hỏi bạn nêu có 3 ý:
- Khi đi vay bên bảo lãnh dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn với ngân hàng, nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản để trả nợ.
Căn cứ theo Điều 361 thì thời điểm bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ có thể là:
- Nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, khi thời hạn trên thì thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo quy định ở Điều 369. Tuy nhiên, luật loại trừ trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ.
- Nhờ các bạn tư vấn dùm sau khi đã bán tài sản của bên bảo lãnh thì bên vay có nghĩa vụ trả lại giá trị tương ứng này cho bên bảo lãnh không?
Theo Điều 367 thì bên bảo lãnh có quyền này.
- Liệu hợp đồng công chứng thế chấp tài sản đảm bảo để bảo lãnh vay vốn không cần phải đưa bên vay vốn vào thì có được không? Có bất lợi gì với bên bảo lãnh không?
Theo quy định Điều 361 thì quan hệ bảo lãnh xuất hiện 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Thiếu một bên thì không thể tạo lập quan hệ bảo lãnh; không riêng t/hợp thiếu bên vay – bên được bảo lãnh.
Bất lợi hay không phải xem xét tình trạng tài sản, quan hệ giữa các bên ra sao.
Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 10:41:36 AM
cách dòng