Nghĩa vụ chứng minh tổn thất theo Điều 304 - Luật thương mại 2005

Chủ đề   RSS   
  • #31194 20/03/2009

    khuong_thu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghĩa vụ chứng minh tổn thất theo Điều 304 - Luật thương mại 2005

        Xin hỏi: Cách chứng  minh khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
    Cụ thể: Cty tôi sản xuất mặt hàng A hiện đã có 7 xưởng sản xuất, và thấy nhu cầu của thị trường cần nhiều (SX ra các đại lý tiêu thụ hết - Đại lý của Cty thành lập nên không cần hợp đồng tiêu thụ và hệ thống các đại lý tiêu thụ khoảng 80% sản phẩm của Cty, Cty chỉ trực tiếp ký hợp đồng với 1 số công ty lớn). Do các trưởng đại lý nhận định còn hàng vẫn có thể tiêu thụ được (một số thời điểm trong năm thiếu hàng để bán) nên ban lãnh đạo khảo sát lập dự án mở rộng thêm 1 xưởng sản xuất mới. Cty tôi thuê 1 Cty C gia công phần khung của xưởng thời gian thoả thuận theo HĐ là 70 ngày, nhưng Cty C hoàn thành chậm 34 so với thời hạn của hợp đồng - việc chậm này kéo theo việc chậm lắp đặt máy móc thiết bị nên thời gian đi vào hoạt động của xưởng cũng bị chậm. Dự án thiết kế công suất hàng năm là 4.800 tấn/năm (7 xưởng đang hoạt động đều đúng công suất thiết kế) vậy nên tôi yêu cầu bồi thường thiệt hại do chậm hoàn thành công việc theo hợp đồng bằng cách:  Lấy lợi nhuận trung bình của mỗi tấn sản phẩm (lợi nhuận sau thuế) X tổng sản phẩm của 34 ngày chậm hợp đồng. Tôi muốn hỏi cách tính khoản lợi nhuận Cty tôi đáng lẽ được hưởng sớm hơn nếu không có hành vi chậm hoàn thành hợp đồng của Cty C có phù hợp không. Nếu không có thể có cách nào khác. Các bác có thể có ý kiến khác xin chia xẻ giúp tôi!

        Trân trọng cảm ơn!

        Bổ sung thêm: Tôi không yêu cầu  bồi thường thiệt hại ngay khi có bản nghiệm thu, mà đến khoảng 10 tháng sau khi thấy Cty C yêu cầu Cty tôi trả lãi chậm thanh toán và bù giá vật tư một cách bất hợp lý tôi mới yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tôi đã làm việc với Công ty C để đề nghị bù trừ nghĩa vụ giữa việc trả lãi + trượt giá với bồi thường thiệt hại nhưng Cty C không đồng ý, vậy nên khả năng rất cao là phải đưa ra toà án Giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.

     
    7134 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận